U mỡ (Chordomas-CA) và U màng đệm (Chondrosarcomas-CSA) là những khối u hiếm gặp, thường nằm gần đáy hộp sọ và rất gần với hệ cấu trúc quan trọng nhất của não bộ. Liệu pháp proton (PT) hay Xạ trị proton hiện được coi là phương pháp điều trị bức xạ tốt nhất đối với các loại bệnh này, tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa vào phát triển tính năng quét chủ động của PT thông qua dạng “tia bút chì” cố định. Đây có thể sẽ là lựa chọn đầy hứa hẹn và tiềm năng trong tương lai.
Liệu pháp proton (PT) hay Xạ trị proton là một liệu pháp xạ trị ngoài, sử dụng chùm hạt proton có năng lượng cao (thường từ 160 tới 230 MeV) có tốc độ bằng khoảng 70-80% tốc độ ánh sáng. Chùm hạt proton phát ra từ máy gia tốc hạt có thể là Cyclotron hoặc Synchrotron. Proton là một trong các thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử có khối lượng khoảng 1.67×10–27 kg và năng lượng nghỉ 938,27 MeV. Proton thường được tạo ra từ nguyên tử H khi mất hoàn toàn hạt điện tử.
Bức xạ proton phân bố trong vật chất nói chung và trong mô của cơ thể người nói riêng có độ sâu nhất định tùy theo năng lượng của chùm hạt proton. Trong khi đó, xạ trị tia X thường chủ yếu tập chung ở gần bề mặt cơ thể và giảm dần khi đi sâu vào trong cơ thể. Lợi thế này giúp việc sử dụng liệu pháp proton có thể tập chung liều vào vị trí khối u và tránh được ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Điển hình như sử dụng liệu pháp proton trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt hạn chế được tới 60% liều chiếu lên các mô lành xung quanh so với xạ trị photon điều biến liều (IMRT). Điều này giúp hạn chế tác dụng phụ và phát sinh ung thư mới do liều chiếu xạ gây nên, đồng thời giảm thời gian điều trị, tăng chất lượng cuộc sống.
U mỡ (CA) và u màng đệm (CSA) là dạng bệnh hiếm gặp trong số các khối u ác tính và chủ yếu ảnh hưởng đến hộp sọ, xương cụt và cột sống. Do vị trí quan trọng và tỷ lệ tái phát cao, nên dù chúng có nguy cơ di căn thấp, CA và CSA hộp sọ vẫn là những thách thức lớn về khả năng điều trị. Vì phần lớn các trường hợp bệnh đều không thể cắt bỏ khối u tổng thể, nên xạ trị là phương pháp có tầm quan trọng sống còn đối với bệnh nhân.
Sơ đồ cơ bản Hệ thống kỹ thuật sử dụng Liệu pháp proton
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả đánh giá khi sử dụng PT đối với các bệnh nhân CA và CSA, mở ra một phương pháp mới đầy hứa hẹn trong tương lai. Liệu pháp proton mà các nhà nghiên cứu sử dụng có dạng chùm tia bút chì cố định. Kỹ thuật quét PT tích cực (chùm bút chì) cho khả năng chiếu xạ phù hợp hơn và giảm thiểu tác động đến các mô bình thường xung quanh khối U. Kỹ thuật này giúp PT đạt được các giới hạn liều lượng tốt hơn, ngay cả với các khối u nằm ở đáy hộp sọ, đòi hỏi liều chiếu xạ cao. So với các kỹ thuật photon hiện nay, PT tán xạ thụ động không còn mang lại lợi thế về phân phối liều hiệu quả, đồng thời có các yêu cầu phức tạp về phần cứng và tạo ra các neutron thứ cấp gây ô nhiễm.
Liệu pháp proton được sử dụng với chùm proton nằm ngang cố định ở vị trí ngồi, được hỗ trợ bởi kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) với chùm tia hình nón và mặt nạ cố định. Tổng thể tích khối u (GTV) được xác định theo loại khối u nghỉ vĩ mô. Thể tích mục tiêu lâm sàng (CTV) (mức độ bệnh trước khi phẫu thuật) của khối u còn sót lại được xác định bằng CT và MRI, rìa 10 mm tại khu vực có nguy cơ thích nghi về mặt giải phẫu với ranh giới tự nhiên. Điều trị được thực hiện theo phác đồ thông thường, với liệu pháp proton điều biến cường độ (IMPT) dựa trên đường cố định dạng chùm tia bút chì với một ghế xoay 360° để định vị bệnh nhân. Độ chính xác được đảm bảo thông qua quét CT tia hình nón 3D và hình ảnh trước mỗi trường. Liều PT được chỉ định với mục tiêu bao phủ ít nhất 95% và giới hạn liều thường tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Hình ảnh theo dõi một ca điều trị sử dụng liệu pháp proton
Liệu pháp proton có thể được thực hiện theo hai cách chính: tán xạ thụ động (sử dụng các lá tán xạ) hoặc quét chủ động PT (kỹ thuật tiên tiến nhất). Kỹ thuật này rất linh hoạt với chùm proton nhỏ và đa dạng để xử lý các điểm và các lớp khác nhau trong khu vực mục tiêu. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng làm giảm độc tính xạ trị và tăng hiệu quả điều trị. Tỷ lệ thực tế bệnh nhân không bị nhiễm độc bức xạ mức cao trong 5 năm là 94%.
Trong các tài liệu mới đây của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (National Comprehensive Cancer Network), liệu pháp proton được đặt là kỹ thuật ưu tiên đối với CA và CSA. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận công nghệ này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, vẫn còn tương đối thấp do chi phí đầu tư ban đầu, nhân lực và kỹ thuật cao.
Từ khóa: Xạ trị proton; CA; CSA;
– CMD&DND –