Trang chủ » Tối ưu hóa xạ trị tăng khả năng điều trị cho 2,2 triệu bệnh nhân ung thư

Tối ưu hóa xạ trị tăng khả năng điều trị cho 2,2 triệu bệnh nhân ung thư

Theo Báo cáo của Ủy ban Ung thư Lancet do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) điều hành, việc áp dụng phương pháp phân liều thấp – tổng liều bức xạ ít hơn cho mỗi buổi điều trị với khung thời gian ngắn hơn – so với phương pháp xạ trị thông thường trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú có thể mở rông thêm khả năng xạ trị cho 2,2 triệu bệnh nhân trên toàn cầu. Báo cáo khẳng định phương pháp phân liều thấp cho các bệnh ung thư có liên quan đến giảm chi phí điều trị, thời gian điều trị và tăng độ chính xác, giải phóng thời gian sử dụng các hệ thống xạ trị và cải thiện khả năng tiếp cận điều trị.

Báo cáo của Ủy ban Ung thư Lancet về Xạ trị và Chẩn đoán hình ảnh được công bố trong Hội nghị Xạ trị Ung thư Hoa Kỳ tại Washington DC., nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các phương pháp tiếp cận hiệu quả về mặt chi phí ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC), nơi khả năng tiếp cận xạ trị và chẩn đoán hình ảnh bị hạn chế. Báo cáo dựa trên dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát 200 trung tâm xạ trị tại 55 quốc gia. Khoảng 50 đến 70 % bệnh nhân ung thư cần xạ trị và hơn 50 % số này cư trú tại LMIC. Các nỗ lực quốc tế tập trung vào tính bền vững, tăng cường cơ sở hạ tầng và xây dựng năng lực điều trị ung thư như Sáng kiến ​​Tia hy vọng của IAEA, có thể giúp giải quyết khoảng cách về năng lực chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia. Dự báo năm 2050 về sự gia tăng các ca ung thư mới sẽ đòi hỏi phải tăng hơn 60 % năng lực so với 2022 để đạt được nhu cầu cần thiết là có 84.646 bác sĩ xạ trị ung thư, 47.026 bác sĩ vật lý y khoa và 141.077 chuyên gia công nghệ xạ trị trên toàn cầu.

Báo cáo của Ủy ban Xạ trị và Chẩn đoán lâm sàng Lancet Oncology nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các phương pháp xạ trị làm giảm chi phí điều trị bệnh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (Ảnh: Lancet Oncology)

Đầu tư vào xạ trị mang lại lợi ích kinh tế từ 278,1 tỷ đô la đến 365,4 tỷ đô la trên toàn thế giới trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2035, vẫn có thể đạt được những cải thiện hơn nữa bằng các phương pháp xạ trị mới. Ví dụ, việc thay thế 50 % xạ trị thông thường bằng xạ trị phân đoạn thấp có thể tiết kiệm được 2,76 tỷ đô la chi phí cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ở mức thay thế 80 %, con số này tăng lên 4,41 tỷ đô la. Đối với các bác sĩ và nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, các số liệu khảo sát hiện nay có thể đóng vai trò là cơ sở bằng chứng để mở rộng việc áp dụng và triển khai các phương pháp xạ trị mới đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Các công nghệ tiên tiến như liệu pháp xạ trị định vị lập thể – một loại phân đoạn bức xạ liều cao, chính xác nhưng đòi hỏi thiết bị tiên tiến hơn – có thể tiết kiệm chi phí trong suốt quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân so với các phương pháp thông thường.

IAEA cùng với các chuyên gia từ 44 tổ chức học thuật và trung tâm y tế từ 23 quốc gia đã đánh giá khả năng tiếp cận và tính khả dụng của xạ trị và theranostics. Theranostics kết hợp các chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân ung thư, đòi hỏi phải có kiến ​​thức về các nguyên lý bức xạ và sinh học bức xạ, cũng như chuyên môn về công nghệ hình ảnh và sử dụng dược phẩm phóng xạ với các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Mô hình kinh tế y tế về phương pháp điều trị dược phẩm phóng xạ cho ung thư tuyến tiền liệt đã cho thấy tác động xã hội lên tới 725 triệu đô la trong 07 năm. Tuy nhiên, cuộc khảo sát toàn cầu của Ủy ban về các cơ sở y học hạt nhân trên 82 quốc gia cùng với dữ liệu của IAEA từ 84 quốc gia khác cho thấy chuỗi cung ứng đồng vị phóng xạ, khả năng tiếp cận lực lượng lao động được đào tạo và các thách thức về quy định ảnh hưởng đến việc triển khai các liệu pháp dược phẩm phóng xạ.

Dữ liệu này cho thấy những lợi ích tiềm năng và nhu cầu cấp thiết phải hành động để có thể tiếp cận theranostics. Là một trong những lĩnh vực điều trị ung thư phát triển nhanh nhất, Báo cáo của Uy bản là cơ sở thuyết phục để đảm bảo rằng nguồn cung, thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân sự đầy đủ cho việc cung cấp theranostics đều được chuẩn bị để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tối ưu. Ủy ban đề xuất các hành động và khoản đầu tư có thể tăng cường khả năng tiếp cận toàn cầu đối với cả xạ trị và theranostics, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC), để nhận ra các lợi ích về sức khỏe và kinh tế cũng như giảm gánh nặng của bệnh ung thư.

Trên toàn cầu, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc ung thư chất lượng cao vẫn nằm ngoài tầm với của quá nhiều bệnh nhân. Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng này, Báo cáo của Ủy ban Ung thư Lancet đã nêu ra dữ liệu và khuyến nghị thuyết phục giúp các quốc gia LMIC cung cấp dịch vụ chăm sóc cho mọi bệnh nhân. Thông qua các sáng kiến, IAEA đang tích cực nỗ lực thu hẹp khoảng cách này bằng cách mở rộng các dịch vụ xạ trị và xây dựng năng lực chăm sóc ung thư bền vững ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đảm bảo không có bệnh nhân nào bị bỏ lại phía sau. Sáng kiến ​​Tia hy vọng của IAEA được đưa ra vào năm 2022 nhằm mục đích giúp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc ung thư ở các nước thu nhập thấp và trung bình bằng cách cải thiện tính khả dụng của các dịch vụ xạ trị, hình ảnh y khoa và y học hạt nhân.

Từ khóa: xạ trị; ung thư;

– CMD –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 127627

    Today's Visitors:50

    0983 374 983