[18F]AIF-NOTA-JR11 là chất đánh dấu bức xạ hiệu quả đối với kỹ thuật xạ hình ảnh động PET, nhằm phát hiện các khối u thần kinh nội tiết (NEN). Kỹ thuật xạ hình ảnh động mang lại hình ảnh tuần tự theo thời gian và cung cấp một số tham số có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán dựa trên các phép phân tích động học. Tuy nhiên, chất lượng của hình ảnh xạ hình ảnh động bị hạn chế do thời lượng quét ngắn làm tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm (SNR) thấp hơn so với xạ hình ảnh tĩnh thông thường, đặc biệt là đối với các hệ thống PET/MR mở rộng trường dọc trục máy quét (FOV). Điều này là thách thức đối với việc chẩn đoán lâm sàng và phân tích động học chính xác dựa trên hình ảnh động thu được. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển một phương pháp tiên tiến để đạt được hình ảnh 4D chính xác và kiểm soát nhiễu (không gian 3D + thời gian 1D) sử dụng [18F]AIF-NOTA-JR11, đặc biệt đối với các tổn thương khối u nhỏ của NEN.
Phương pháp tạo ảnh PET động được phát triển dựa trên phép nội suy Hermite bậc ba nhằm hiệu chỉnh đường cong thời gian (TAC) ở cấp độ voxel. Phép nội suy Hermite sẽ “làm mịn” TAC và độ thực để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa kiểm soát nhiễu hình ảnh và bảo toàn thông tin động. Dữ liệu hình ảnh PET/MR động thu được bằng cách sử dụng uPMR-790 (United Imaging Healthcare Inc.) với [18F]AIF-NOTA-JR11 của bệnh nhân bị NEN. Xạ hình động được thực hiện ngay sau khi tiêm [18F]AIF-NOTA-JR11 với liều 0,08 mCi/kg qua tĩnh mạch vào cơ thể bệnh nhân.
[18F]AlF-NOTA-JR11 được tổng hợp thủ công bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và sắc ký lỏng-khối phổ (LC-MS). Quá trình hấp thụ tế bào, nội địa hóa và liên kết bão hòa được thực hiện với các tế bào HEK293-SSTR2. Xạ hình PET/MR [18F]AlF-NOTA-JR11 thường được thực hiện với bệnh nhân mắc NEN.
[18F]AIF-NOTA-JR11
Dữ liệu thu được được chia thành 27 khung thời gian (5 giây × 4, 10 giây × 4, 30 giây × 4, 60 giây × 6, 120 giây × 6, 180 giây × 3) và áp dụng phương pháp tái tạo với kỳ vọng tập hợp con có thứ tự ở TOF 3D từ thuật toán tối đa hóa (OSEM) với 20 tập con và hai lần lặp. Hình ảnh được tái tạo thành dạng ma trận 192×192×115 với độ dày lát cắt là 2,8mm và FOV ngang là 600mm. Trước khi được xử lý, các TAC cấp voxel tương ứng với giai đoạn đầu được nội suy để có độ phân giải thời gian gấp ba lần nhằm chống làm mịn tốt hơn trong khi không làm mịn dữ liệu ở giai đoạn cuối. Kiểm tra trực quan và hình ảnh tham số Logan dựa trên chức năng đầu vào plasma (PIF) được trích xuất từ chuỗi hình ảnh động nhằm đánh giá hiệu suất kiểm soát nhiễu của phương pháp và khẳng định việc làm mịn hình ảnh không mong muốn có xảy ra hay không.
Kết quả đánh giá của các nhà khoa học khẳng định phương pháp tạo ảnh PET sử dụng [18F]AIF-NOTA-JR11 có khả năng cung cấp ảnh động JR11 với chất lượng cao. Từ kiểm tra trực quan, mức độ nhiễu của hình ảnh được xử lý thấp hơn đáng kể so với hình ảnh được tái tạo ban đầu và đạt được hình ảnh rõ ràng hơn về các tổn thương khối u nhỏ với độ tương phản thấp hơn so với nền chụp các cơ quan. Hình ảnh kết quả cũng đã chứng minh phương pháp này không làm mịn ảnh quá mức, cũng như không làm biến dạng thông tin động, thông tin cấu trúc trong hình ảnh gốc được bảo lưu tốt và được tối ưu hóa. Như vậy, phương pháp này ảnh PET động sử dụng [18F]AIF-NOTA-JR11 rất hiệu quả về mặt kiểm soát nhiễu và tạo ảnh các tổn thương NEN nhỏ mà không gây ra hiện tượng làm mịn ảnh quá mức.
Từ khóa: PET; xạ hình; ung thư; [18F]AIF-NOTA-JR11; SNR; NEN; FOV;
– CMD&DND –