Theo các nhà nghiên cứu của bang Pennsylvania, bị chôn vùi trong lòng suối và hiếm khi di chuyển trong suốt vòng đời kéo dài hàng thập kỷ, vẹm nước ngọt là chất quan sát sinh học, nghĩa là chúng cho biết môi trường của chúng sạch đến mức nào. Khi động vật hai mảnh vỏ ăn chất hữu cơ và lọc nước xung quanh chúng, các mô bên trong và vỏ cứng của chúng bắt đầu phản ánh mọi thứ có trong môi trường, bao gồm cả các hạt phóng xạ.
Các nhà nghiên cứu từ Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường (CEE) của bang Pennsylvania đã phân tích thành phần của vẹm nước ngọt (hay còn gọi là Trai nước ngọt) ở hạ lưu của một cơ sở xử lý nước thải tập trung ở Tây Pennsylvania đã tiếp nhận và xử lý nước thải fracking từ ngành dầu khí trong ít nhất hai thập kỷ. Cơ sở hiện đã ngừng hoạt động và đã ngừng tiếp nhận nước thải sản xuất từ dầu và khí đốt vào năm 2019. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thậm chí sau nhiều năm, mô và vỏ trai có chứa radi có thể bắt nguồn từ nước thải từ quá trình fracking ở đá phiến Marcellus. Sự hình thành đá trải dài dưới lòng đất từ Tây Virginia qua New York, trở thành mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu từ Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường của bang Pennsylvania đã phân tích thành phần của con Trai ở hạ lưu của một cơ sở xử lý nước thải ở Tây Pennsylvania tiếp nhận và xử lý nước thải bằng phương pháp fracking và phát hiện ra rằng mô và vỏ của chúng có chứa đống vị Radi (Nguồn: Poornima Tomy/Penn State)
Mặc dù hiện nay hầu hết các cơ sở ở Pennsylvania không chấp nhận nước thải từ dầu và khí đốt, nhưng từ năm 2008 đến năm 2011, các sông suối ở Pennsylvania đã nhận một lượng đáng kể nước thải được xử lý có nguồn gốc từ hoạt động fracking ở Đá phiến Marcellus. Theo các nhà nghiên cứu, các cơ sở xử lý nước thải loại bỏ các chất gây ô nhiễm chính, bao gồm cả radi, trước khi xả vào nguồn nước mặt, như sông. Tuy nhiên, nước đã qua xử lý vẫn chứa một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm và mặn hơn nước biển từ 5 đến 10 lần.
Nathaniel Warner, giáo sư của CEE và tác giả của bài báo cho biết: “Với độ mặn cao hơn nhiều so với môi trường xung quanh, nước thải ra có dấu vết hóa học khác với môi trường sống quen thuộc của loài Trai”. “Những con Trai ở gần nguồn nước nhất đã chết. Xa hơn về phía hạ lưu, Trai tìm cách thích nghi với độ mặn và chất phóng xạ, hấp thụ vào vỏ và mô của chúng.” Ông giải thích rằng các loại nước thải khác thường không chứa nhiều hạt phóng xạ, nhưng nước thải dầu khí được tìm thấy sâu trong lòng đất và đưa ra ngoài bằng fracking thường chứa các tỷ lệ đồng vị phóng xạ nhất định – đây là một loại dấu hiệu có thể được sử dụng để tìm kiếm dầu mổ. Tỷ lệ đặc biệt của các nguyên tố phóng xạ cho phép nhóm nghiên cứu xác định nguồn gây ô nhiễm có khả năng là nước thải Marcellus Shale đã được xử lý.
Để thu thập các mẫu phân tích radi, Katharina Pankratz, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại CEE và là tác giả chính của bài báo, đã liên hệ với Cục Bảo vệ Môi trường Pennsylvania (DEP) để xin giấy phép lấy mẫu Trai ở sông Allegheny. Các nhà sinh vật học của DEP đã xác định được các loài hiện diện, sau đó thu thập ngẫu nhiên 10 con Trai từ bốn địa điểm được chỉ định dọc theo sông. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cách nơi xả thải 0,5 km về phía hạ lưu, trai có tổng lượng radi xấp xỉ gấp đôi so với ở thượng nguồn nơi xả thải. Và những con trai cách địa điểm xả thải 5 km về phía hạ lưu có ít hơn những con trai ở gần địa điểm hơn nhưng vẫn có một lượng radi có thể đo được.
Phơi nhiễm bức xạ được đo bằng đơn vị liều gọi là micro-Seiverts (μSv). Các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ phóng xạ của loài Trai miền đông được lấy mẫu với các loại Trai Brazil, loại hấp thụ bức xạ từ đất nơi chúng phát triển. Kết quả cho thấy có 28 gam chứa 0,47 đến 0,80 μSv, trong khi giá trị tối đa tính cho một con Trai được các nhà nghiên cứu thu thập trong nghiên cứu này là 63,42 μSv. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế khuyến nghị mức hạn chế phơi nhiễm hàng năm với công chúng là không quá 1.000 μSv. Tiếp xúc nhiều hơn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Cùng với các chất dinh dưỡng, Trai còn lọc các chất gây ô nhiễm có trong nước, như kim loại, vi nhựa, hợp chất hóa học tổng hợp và các chất gây ô nhiễm khác. Tùy thuộc vào chất gây ô nhiễm và tính chất hóa học của nó, nếu nó đủ nhỏ để đi qua mang của Trai, nó có khả năng tích tụ trong mô của chúng hoặc kết tủa trong cấu trúc vỏ cứng. Trong khi những con trai này không được thu hoạch và sử dụng cho con người, thì những loài lớn hơn, như chim nước, gấu trúc, chuột xạ hương và rái cá, thường xuyên ăn trai nước ngọt, có nghĩa là ô nhiễm có thể truyền vào chuỗi thức ăn. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về tác động tiềm tàng đối với các sinh vật thủy sinh khác, đặc biệt là các loài có nguy cơ tuyệt chủng, dễ bị tổn thương hơn trước các chất gây ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp hoàn thiện các quy định trong tương lai về xử lý nước thải vào nguồn nước mặt, đặc biệt là ở các khu vực thu hoạch Trai để làm thực phẩm.
Từ khóa: radium; con trai;
– CMD&DND –