Trang chủ » Radon – Những điều cần biết

Radon – Những điều cần biết

Bức xạ với con người không hề xa lạ, kể cả trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Lò vi sóng, thiết bị phát radio, sóng điện thoại đều là những bức xạ quen thuộc nhất. Hầu hết các bức xạ đó đều không có nguy cơ lớn đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, có một nguồn bức xạ tự nhiên gây nguy hiểm là Radon. Đây là một loại khí phóng xạ không màu, mùi hoặc vị, được giải phóng từ mặt đất, vật liệu xây dựng. Khí này là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi ở người.

Radon là một loại khí phóng xạ xuất hiện tự nhiên được tìm thấy trong môi trường, nhà ở, trường học và nơi làm việc. Radon không mùi, không màu sắc hay vị, được tạo ra từ sự phân rã tự nhiên của uranium. Radon thoát từ đất ra không khí rồi phân rã tạo thảnh các hạt phóng xạ. Con người hít phải sẽ lắng đọng trên các tế bào lót đường hô hấp, làm hỏng DNA và gây ung thư phổi. Radon trong nhà rất nguy hiểm, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng ngay cả với nồng độ vừa phải cũng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Những rủi ro khi tiếp xúc với radon

Radon chiếm khoảng một nửa số người có tiếp xúc với bức xạ hiện nay và là nguyên nhân chính gây ung thư phổi sau khi hút thuốc. Theo WHO, Radon chiếm 3 – 14% nguyên nhân gây ra ung thư phổi, tùy thuộc vào lượng radon trung bình và tỷ lệ hút thuốc ở quốc gia đó. Nồng độ Radon trong nhà càng thấp, nguy cơ ung thư phổi càng thấp vì không có ngưỡng nào là an toàn khi phơi nhiễm với Radon. Nguy cơ ung thư phổi do radon về cơ bản là lớn hơn đối với những người hút thuốc: họ có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn khoảng 25 lần so với những người không hút thuốc.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại radon là chất gây ung thư ở người cùng với khói thuốc lá, amiăng và benzen.

Các biến thể khác nhau của radon

Radon xuất hiện tự nhiên với lượng đáng kể ở ba biến thể hóa học khác nhau, hoặc đồng vị, nhưng chỉ hai trong số này gây hại đến con người. Radon-222 là sản phẩm của sự phân rã Uranium-238 hay Radium-226, đây là chất nguy hiểm nhất. Nó có tốc độ phân hủy lâu, có thể tích tụ trong nhà và khá phổ biến do nồng độ Uranium-238 cao trong lòng đất ở một số khu vực cũng như do nồng độ khác nhau của Radium-226 trong một số vật liệu xây dựng. Đôi khi cùng với Radon-220 (sản phẩm của quá trình phân rã Thorium-232 – Radon-222) đóng vai trò là nguyên nhân chính gây ra phơi nhiễm bức xạ cho công chúng. Về phương diện bảo vệ, không có sự phân biệt giữa hai nguyên nhân phơi nhiễm này. Dạng thứ ba là Radon-219, không được coi là nguy hiểm.

Radon trong trong nhà

Radon vào nhà thông qua các vết nứt trên sàn nhà hoặc tại các điểm nối trên tường, khoảng trống xung quanh đường ống hoặc dây cáp, lỗ chân lông nhỏ trong các bức tường khối rỗng, hoặc cống rãnh xung quanh. Điều này đặc biệt phổ biến ở các vùng ôn đới và lạnh do dòng khí được điều khiển bằng áp suất phát sinh khi các tòa nhà có áp suất thấp hơn một chút so với áp suất bên dưới tòa nhà. Mức radon thường cao hơn trong hầm hoặc không gian sống trong lòng đất.

Nồng độ radon trong nhà có lượng khác nhau giữa các quốc gia và khu vực do sự khác biệt về khí hậu, kỹ thuật xây dựng, hệ thống thông gió, thói quen sinh hoạt và quan trọng nhất là địa chất. Do đó, nồng độ radon khác nhau giữa các nhà và có thể thay đổi trong nhà từ ngày này qua ngày khác và từ giờ này sang giờ khác. Do những biến động này, nên ước tính nồng độ trung bình hàng năm của radon trong không khí phải được đo tối thiểu 3 tháng 1 lần.

Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua các vết nứt và rãnh thoát nước trên nền nhà, các khoảng trống giữa sàn; thể khuếch tán vào không khí từ nước sinh hoạt hoặc vật liệu xây dựng

Sau khi giải phóng khỏi vật liệu đá gốc, radon đi qua đất, loãng trong không khí trước khi xâm nhập vào các tòa nhà. Granit, migmatit, một số loại đất sét và xỉ đặc biệt giàu uranium và radium phân rã thành radon. Radon thoát ra từ mặt đất bên dưới các tòa nhà là nguồn chính của radon trong không khí trong nhà. Radon không pha loãng trong không khí trong nhà nhanh như bên ngoài và có xu hướng tích tụ trong không gian kín của các tòa nhà, đóng vai trò như một nguồn phơi nhiễm bức xạ công cộng đáng kể.

Radon trong nước

Radon có thể hòa tan và tích tụ trong các nguồn nước ngầm, chẳng hạn như máy bơm nước hoặc giếng khoan ở các khu vực địa chất giàu uranium. Radon trong nước có thể phát tán vào không khí trong quá trình sử dụng nước như tắm vòi sen hoặc giặt quần áo. Các nghiên cứu dịch tễ học không xác nhận mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nước uống có chứa radon với khả năng tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì vậy các nguy cơ liên quan của ung thư phổi chủ yếu đến từ radon phát tán vào không khí. Nói chung, nước có xu hướng là nguồn phơi nhiễm radon ít đáng kể hơn so với đất.

Radon trong vật liệu xây dựng

Hầu hết các vật liệu xây dựng đều tạo ra một lượng radon không đáng kể trong tự nhiên. Tuy nhiên cũng có một số vật liệu cụ thể có thể đóng vai trò là nguồn tiếp xúc radon đáng kể. Những vật liệu như vậy có xu hướng kết hợp giữa mức độ Radium-226 cao (phân hủy thành radon) với độ xốp cao, cho phép khí radon thoát ra. Chúng bao gồm bê tông nhẹ với đá phiến sét phèn, thạch cao phốt pho và tuff Ý. Sử dụng vật liệu từ quặng uranium cũ (từ các sản phẩm khai thác uranium) cũng có thể góp phần làm tăng đáng kể nồng độ radon trong nhà.

Làm thế nào để giảm mức radon

Mức radon trong các tòa nhà có thể được giảm bớt bằng các phương pháp khắc phục khác nhau như các phương pháp dựa trên việc ngăn chặn radon xâm nhập vào môi trường trong nhà thông qua cách ly kết hợp với điều chỉnh áp suất không khí trong nhà. Việc trang bị thêm thiết bị thông gió sẽ làm tăng chất lượng không khí trong nhà và có thể làm giảm mức radon.

Ngăn ngừa sự tích tụ radon trong những nhà mới xây hiện nay đã được đưa vào nhiều quy chuẩn xây dựng quốc gia. Cách tiếp cận này có hiệu quả cao về chi phí so với các can thiệp y tế công cộng khác.

Radon tại nơi làm việc

Radon xuất hiện ở hầu hết các nơi làm việc trong nhà như: văn phòng, xưởng, hầm mỏ, đường hầm. Ở những nơi làm việc dưới lòng đất, mức radon có thể tăng cao do điều kiện địa chất hoặc hạn chế thông gió. Những nơi làm việc bị ảnh hưởng đặc biệt thường liên quan đến công việc trong hầm mỏ, đường hầm và tầng hầm. Tỷ lệ lớn các nơi làm việc bình thường trên mặt đất như nhà máy, cửa hàng, trường học, bảo tàng và văn phòng cũng có nồng độ radon cao do hệ thống thông gió kém hoặc do quá trình xử lý nguyên liệu xây dựng. Mức độ radon cúng có thể cao trong nước ngầm, đặc biệt là ở các khu vực đá granit. Mức radon có thể cao ở nơi làm việc trong các cơ sở xử lý nước hoặc cơ sở spa sử dụng nước tự nhiên.

Nếu các phép đo cho thấy nồng độ radon vượt quá tiêu chuẩn tại nơi làm việc do cơ quan quốc gia có liên quan thiết lập, thì người sử dụng lao động phải thực hiện các hành động khắc phục/sửa chữa. Trong trường hợp hành động khắc phục là không thể hoặc không hiệu quả, phải thông báo các cơ quan chức năng và áp dụng các yêu cầu quy định đặc biệt cho nơi làm việc này.

Từ khóa: Radon; phóng xạ; bức xạ; ung thư phổi;

– CMD&DND –

 

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 132533

    Today's Visitors:57

    0983 374 983