Trang chủ » Nông nghiệp thông minh – Kỹ thuật hạt nhân tăng năng suất lúa gạo

Nông nghiệp thông minh – Kỹ thuật hạt nhân tăng năng suất lúa gạo

Để đạt được năng suất lúa gạo bền vững và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực, nông dân ở sáu quốc gia châu Á đã sử dụng các biện pháp nông nghiệp thông minh ứng phó với khí hậu dựa trên kỹ thuật hạt nhân. Gạo là lương thực chính của 60% lục địa châu Á với khoảng 90% sản lượng lúa toàn cầu được trồng và tiêu thụ ở châu Á. Diện tích trồng lúa trong khu vực lên tới hơn 135 triệu ha và sử dụng trực tiếp hơn 300 triệu nông dân tham gia trồng trọt và sản xuất. Tình trạng thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu đã làm thâm hụt đáng kể năng suất lúa gạo trong nhiều năm gần đây. Việc tăng sản lượng lúa gạo trong khu vực đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng và cải thiện sinh kế của nông dân.

Nhóm nông dân ở 11 quốc gia trên khắp châu Á đã áp dụng các biện pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu sau khi được đào tạo về kỹ thuật hạt nhân và đồng vị, theo chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA. Nông dân ở Bangladesh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Nepal, Pakistan và Việt Nam đã đạt được thành công đặc biệt khi sản lượng lúa gạo tăng từ 1 lên 2,5 tấn/ha. Các nhà khoa học từ Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân trong Thực phẩm và Nông nghiệp của FAO/IAEA đã nỗ lực khai thác kỹ thuật hạt nhân để tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và nước, từ đó tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời duy trì sức khỏe của đất. Những công nghệ này đã được các đối tác và nông dân ở nhiều quốc gia khác nhau áp dụng thành công, tăng năng suất và lợi nhuận nông nghiệp một cách bền vững.

Nông dân tham gia khóa đào tạo thực hành nông nghiệp cơ bản năm 2023 tại Myanmar. (Ảnh: Cục nghiên cứu công nghệ sinh học Mynamar)

Theo thông tin của IAEA, nông dân ở các tỉnh Punjab và Sind của Pakistan đã được đào tạo để sử dụng các công nghệ nông nghiệp thông minh với khí hậu dựa trên kỹ thuật hạt nhân để tối ưu hóa năng suất lúa gạo, như kết hợp giữa phân bón hóa học và hữu cơ cho đất và cây trồng. Kết quả áp dung đã giúp tăng năng suất gạo basmati của họ lên tới 188%, trong khi gạo hạt dài tăng 176%. Bằng cách tăng sản lượng lúa gạo, nông dân tăng cường cung cấp lương thực và an ninh lương thực trong khu vực đồng thời thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững có thể được nhân rộng cho các quốc gia khác. Theo Mohammad Jahangir, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Bangladesh, người đang thực hiện các thử nghiệm nông nghiệp thông minh với khí hậu cho biết cách tiếp cận của IAEA/FAO đối với nông nghiệp thông minh với khí hậu cũng giúp giảm lượng khí thải amoniac trong đất và nước khoảng 36%. Theo các phương pháp tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu, đất trở nên màu mỡ và có khả năng phục hồi tốt hơn. Giảm lượng khí thải amoniac làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe con người và giúp ngăn ngừa tác hại đến hệ sinh thái. Sự gia tăng năng suất theo Phương án Tích hợp của IAEA cho thấy việc kết hợp phân bón hóa học và hữu cơ có thể mang lại năng suất cao hơn và chất lượng đất tốt hơn, mở đường cho an ninh lương thực và tính bền vững môi trường cùng tồn tại hài hòa.

Học viên tham gia khóa đào tạo phân tích hạt nhân trong phòng thí nghiệm tại Myanmar. (Ảnh: Cục Công nghệ sinh học Myanmar)

Năm 2018, Trung tâm Liên hợp FAO/IAEA đã phát triển và công bố Hướng dẫn Sản xuất Lúa gạo, cung cấp cho nông dân các phương pháp quản lý tốt nhất dựa trên kết quả thu được bằng kỹ thuật đồng vị. Bằng cách áp dụng các phương pháp quản lý cây trồng nâng cao này, nông dân có thể cải thiện năng suất lúa gạo và an ninh lương thực trong khu vực của họ. Sản xuất lúa gạo thông minh với khí hậu hướng tới sự bền vững và an ninh lương thực khu vực thông qua Dự án công nghệ hạt nhân hiện đại nhằm phát triển các hoạt động nông nghiệp thông minh với khí hậu để chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tăng cường độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất lúa gạo một cách bền vững. Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Hạt nhân trong Thực phẩm và Nông nghiệp của FAO/IAEA hỗ trợ các nước áp dụng kỹ thuật hạt nhân và các kỹ thuật liên quan để tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững, thích ứng và xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống thực phẩm nông nghiệp trước biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, có tính đến lợi ích quốc gia và ưu tiên của khu vực.  Để giúp thúc đẩy sản xuất lương thực toàn cầu và an ninh lương thực, IAEA và FAO đã khởi động sáng kiến ​​Atoms4Food vào năm 2023 nhằm mở rộng việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân cải tiến nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thất thoát lương thực và cải thiện dinh dưỡng cũng như những thách thức của biến đổi khí hậu.

Từ khóa: kỹ thuật hạt nhân; sản xuất lúa gạo;

– CMD –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 132304

    Today's Visitors:83

    0983 374 983