Đã từ nhiều năm trở lại đây, các nguồn phóng xạ được nhập khẩu về Việt Nam không còn đi đường biển (vì các lý do an ninh trên biển) mà chỉ về theo đường hàng không, hiện chỉ có sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có các chuyến bay chở hàng phóng xạ. Đôi khi chúng ta lên các kho hàng của 2 sân bay này để lấy hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp một số kiện hàng có gắn biểu tưởng chất phóng xạ. Vậy làm cách nào để nhận biết mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ đó bằng mắt thường?
Nhiều người sẽ nói rằng cần gì biết kiện phóng xạ ấy có nguy hiểm hay không, cứ chạy xa nó là được. Vậy bạn cần tránh xa nó mấy mét? Nếu kiện hàng của bạn nằm ngay sát kiện phóng xạ thì bạn có chạy được càng xa càng tốt để tránh nó không? Chưa kể có một số người còn không nhận ra đó là biểu tượng phóng xạ nên sẵn sàng ngồi lên kiện đó để nghỉ ngơi mà không hề biết gì. Lúc ấy nếu chúng ta đã được đọc bài viết này thì có thể đưa ra khuyến cáo cho người đó.
Đầu tiên, tất cả các kiện phóng xạ đi đường hàng không đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của hàng không quốc tế về quy cách đóng gói, suất liều bức xạ trên bề mặt (độ nguy hiểm), vì vậy các kiện phóng xạ còn nguyên kiện (chưa bị tháo dỡ, làm hư hỏng) thì sẽ không thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người trong 1 khoảng thời gian tiếp xúc ngắn ngủi. Tuy nhiên, các tia bức xạ tùy vào liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy càng giảm liều lượng chiếu càng tốt.
Kích thước và hình dạng các kiện phóng xạ vô cùng đa dạng, có khi chỉ là 1 thùng carton rất nhẹ (vài kilogram) đến một thùng phi kim loại đường kính lên tới 80cm và cao 1.2m nặng hàng tạ, và có thể là một kiện gỗ hình hộp to như cái phản, và có thể là một thùng kim loại nặng tới 5 tấn. Nguyên tắc chung là kiện càng lớn thì càng nguy hiểm.
Tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đánh giá mức độ nguy hiểm của nhãn phóng xạ gắn trên các kiện hàng:
ĐỌC THÊM: Hướng dẫn xác định mức an ninh nguồn phóng xạ
Và cuối cùng là cách đọc chỉ số vận chuyển TI (Transport Index), chỉ số vận chuyển là chỉ số để xác định mức suất liều bức xạ ở khoảng cách 1m từ bề mặt kiện hàng. Chỉ số ấy thực tế có thể từ 0.1 đến 7.0. Chỉ vận chuyển số càng nhỏ thì càng an toàn và ngược lại. Với chỉ số vận chuyển TI = 0.1 thì bạn có thể ngồi trên thùng hàng giờ cũng không nguy hiểm, với TI = 0.5 bạn nên đứng cách xa khoảng 2m (nếu có đến lại gần vài trục phút cũng không nguy hiểm) và nếu TI lớn hơn 5 bạn nên đứng cách xa khoảng ít nhất 5m.
Tổng kết lại, khi các bạn nhìn thấy 1 kiện hàng có biểu tượng phóng xạ ở các khu bãi (thường là trên Nội Bài và Tân Sơn Nhất), các căn cứ để phán đoán độ nguy hiểm của kiện gồm:
- Kiện càng to càng nguy hiểm;
- Kiện có biểu tượng nền trắng và 1 vạch dọc đỏ là an toàn nhất, kiện có nền vàng 3 vạch dọc đỏ là nguy hiểm nhất.
- Chỉ số vận chuyển càng lớn càng nguy hiểm.
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ:
CHU MINH DƯƠNG
HP (Zalo): 0983374983 Email: duongcm@ae-rad.vn |