Trang chủ » Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ có vai trò vô cùng quan trọng?

Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ có vai trò vô cùng quan trọng?

Thời gian gần đây khá nhiều cơ sở tiến hành công việc bức xạ đã liên lạc với chúng tôi và hỏi rằng công ty họ có cần đăng ký học chương trình cho người phụ trách an toàn và phải bổ nhiệm cán bộ phụ trách an toàn hay không? Họ nghe rằng có quy định mới không yêu cầu phải có người phụ trách an toàn.

Nghị định 142/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 có khá nhiều điểm mới tích cực giảm bớt thủ tục hành chính cho các cơ sở tiến hành công việc bức xạ ví dụ như miễn trừ việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở cho nhiều loại hình công việc bức xạ, giảm thời gian xử lý hồ sơ, cho phép cơ sở gộp nhiều giấy phép thành 1 giấy phép duy nhất thuận tiện cho quản lý,…

Trong số các thủ tục hành chính được cắt giảm có nội dung một số loại hình công việc bức xạ không bắt buộc phải có cán bộ phụ trách an toàn như các cơ sở: cơ sở X-quang chụp răng, cơ sở có thiết bị tia X để phân tích huỳnh quang tia X, cơ sở sử dụng thiết bị soi kiểm tra bo mạch và các cơ sở lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 5. Đây là một quy định nhằm cắt giảm thủ tục hành chính cho một số đơn vị có thiết bị bức xạ được xếp vào nhóm các cơ sở có hoạt động tiến hành công việc bức xạ mà nguy cơ xảy ra mất an toàn bức xạ thấp cũng như công tác quản lý an toàn, an ninh đơn giản.

Không có cán bộ phụ trách an toàn, ai được giao, ai đủ kiến thức để quản lý công việc hằng năm của một cơ sở tiến hành công việc bức xạ.

1. Thiết bị phân tích huỳnh quang tia X và thiết bị soi kiểm tra bo mạch

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thêm một số giải thích chi tiết về thiết bị phân tích huỳnh quang tia X và thiết bị soi kiểm tra bo mạch đã đề cập bên trên:

  • Đối với những người trong ngành vật lý thì ai cũng có thể hiểu thiết bị tia X phân tích huỳnh quang tia X là gì, tuy nhiên thời điểm hiện tại đang có một lượng tương đối lớn các công ty sản xuất ở các khu công nghiệp đang sử dụng thiết bị loại này nhưng lại không hiểu đó là thiết bị phân tích huỳnh quang tia X. Họ gọi nó là thiết bị phân tích thành phần độc hại, hay phân tích Rohs (đây là cách gọi cảm quan vì các thiết bị phân tích huỳnh quang tia X thường được dán tem nhãn đạt chuẩn chất lượng môi trường Châu Âu Rohs viết tắt của chỉ thị Hạn chế các chất độc hại và và hạn chế sử dụng một số chất có hại).
  • Thiết bị soi bo mạch là một thuật ngữ đang được cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thực chất ở các khu công nghiệp là thiết bị kiểm tra lỗi linh kiện, trong đó có linh kiện điện tử, linh kiện kim loại hoặc nhựa, … tuy nhiên rất nhiều công nhân viên lẫn cán bộ quản lý các công ty này không biết thiết bị của họ được gọi là thiết bị soi bo mạch (vì họ có thể soi các linh kiện mà không phải là điện tử). Đặc biệt số lượng cơ sở sử dụng loại thiết bị này hiện này có thể nói là vượt trội.

Như vậy theo đúng quy định của Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì các cơ sở thuộc loại nêu trên không bắt buộc bổ nhiệm cán bộ phụ trách an toàn. Vậy các cơ sở này có cần cán bộ phụ trách an toàn hay không?

2. Tại sao nên học chương trình phụ trách an toàn 

Với vai trò của một đơn vị tư vấn hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn bức xạ cho các đơn vị lâu năm, chúng tôi khuyên các đơn vị vẫn nên cử cán bộ đi học chương trình phụ trách an toàn và bổ nhiệm cán bộ phụ trách an toàn.

Vì sao như vậy?

2.1 Nhu cầu học phụ trách an toàn

Theo tinh thần Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn là được xem như chứng chỉ hành nghề cá nhân, không hề gắn với đơn vị mà cá nhân đó tham gia. Công ty muốn có cán bộ phụ trách an toàn thì làm quyết định bổ nhiệm cho cá nhân đã được Cơ quan quản lý cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn. Nhưng, có thể nói là gần như sẽ không có cá nhân nào tự đi học an toàn bức xạ để lấy chứng nhận cho dễ xin việc, càng không có cá nhân nào bỏ thêm tiền học thêm chứng nhận phụ trách an toàn, rồi tự nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý nhà nước để xin chứng chỉ phụ trách an toàn. Thực tế đang diễn ra là Công ty sẽ đưa người có năng lực đi đào tạo phụ trách an toàn, tiếp theo công ty làm thủ tục bổ nhiệm cá nhân đó làm phụ trách an toàn và cuối cùng là gửi hồ sơ lên Cơ quan thẩm quyền để xin chứng chỉ phụ trách an toàn.

ĐỌC THÊM: Lịch đào tạo an toàn bức xạ năm 2021

2.2 Chứng chỉ phụ trách an toàn có khác nhau trong các công việc khác nhau?

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BKHCN quy định về đào tạo an toàn bức xạ, người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ, trước hết phải được đào tạo chương trình cho nhân viên bức xạ với loại hình công việc phù hợp, và phải được đào tạo bổ sung Nội dung số 14 về đào tạo bổ sung cho người phụ trách an toàn. Với thời gian đào tạo bổ sung cho cán bộ phụ trách an toàn được quy định là thêm 05 tiếng sẽ không thể đào tạo cho một người có thể nắm bắt được mọi kiến thức để quản lý các thiết bị có mức độ phức tạp, nguy cơ mất an toàn an ninh khác nhau từ thiết bị phân tích huỳnh quang tia X (có thể nói là thiết bị vô cùng an toàn) đến một nhà máy chiếu xạ công nghiệp với nguồn phóng xạ lên tới 1 triệu Ci (nguồn Nhóm 1 có thể gây chết người).

Vì lý do đó, chúng tôi cho rằng, nên chăng cần có quy định cán bộ phụ trách an toàn phải gắn với một với loại hình công việc bức xạ cụ thể. Thực tế về mặt nghề nghiệp cũng hiếm khi có một người làm quản lý an toàn trong cơ sở/ nhà máy sản xuất linh kiện điện tử chuyển sang làm quản lý an toàn cho 1 nhà máy chiếu xạ mà có thể đảm nhiệm tốt vai trò người phụ trách an toàn dù đã có chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn, do đặc thù công việc bức xạ của các cơ sở này là hoàn toàn khác nhau. Chỉ có các nhân viên bức xạ, phụ trách an toàn từ nhà máy sản xuất linh kiện này chuyển sang nhà máy sản xuất linh kiện khác. Như vậy theo chúng tôi, cán bộ quản lý an toàn nên gắn với một loại hình công việc hoặc 1 nhóm loại hình công việc tương tự nhau.

2.3 Hạn chế khi cơ sở không có cán bộ phụ trách an toàn được đào tạo.

Nếu một cơ sở không có cán bộ được trang bị kiến thức quản lý an toàn bức xạ thì ai là người nắm được các công việc mà một cơ sở phải thực hiện, ai là người được giao nhiệm vụ nắm các kiến thức đó, ai là người chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo thực hiện các công việc đó. Đặc biệt, khi có các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ thì ai sẽ là người có đủ kiến thức để làm việc với các đoàn này? Cơ sở có nguy cơ vi phạm rất nhiều nếu không có cán bộ phụ trách an toàn. Đó là công việc của một cán bộ phụ trách an toàn.

Vì vậy, với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác hỗ trợ an toàn bức xạ, chúng tôi khuyến cáo tất cả các đơn vị tiến hành công việc bức xạ, kể cả các đơn vị đã được Nghị định 142/2020/NĐ-CP cho phép không cần bố trí người phụ trách an toàn, nên đưa cán bộ của mình tham gia khóa học an toàn bức xạ bổ sung cho người phụ trách an toàn và làm quyết định bổ nhiệm cán bộ ấy làm người phụ trách an toàn theo Luật Năng lượng nguyên tử để có phân công trách nhiệm rõ ràng, giúp người phụ trách an toàn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó giúp cho cơ sở bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và chấp hành đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Các cơ sở được miễn trừ bố trí người phụ trách an toàn có thể không cần gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (cho người phụ trách an toàn) lên Cơ quan thẩm quyền.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ: HP: 0983374983 (zalo)

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 129261

    Today's Visitors:0

    0983 374 983