Các cơ sở tiến hành công việc bức xạ khi được đơn vị cung cấp dịch vụ đọc liều kế cá nhân thông báo có liều kế bị quá liều (hoặc liều bất thường) phải làm gì là một câu hỏi khá thú vị mà không ít cơ sở thực tế đã gặp phải mà lúng túng không biết phải làm gì, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các cơ sở phải làm những việc gì khi gặp phải sự cố này.
Thời gian gần đây có tình trạng một số đơn vị sử dụng máy phát tia X để kiểm tra lỗi sản phẩm nhận được các kết quả đọc liều kế cá nhân cao bất thường, mặc dù các thiết bị này bình thường rất an toàn, không thể gây ra mức liều chiếu cao như vậy ở bên ngoài thiết bị. Cùng tìm hiểu các bước xử lý, hướng dẫn khi nghi ngờ có chiếu xạ quá liều.
Quy trình xử lý khi phát hiện có chiếu xạ quá liều
Khi cơ sở nhận được kết quả liều cao bất thường, hay theo thứ tự thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Yêu cầu người bị quá liều tạm dừng làm việc, thiết bị bức xạ mà người đó sử dụng cũng tạm dừng sử dụng.
Bước 2: Phụ trách an toàn mời người nghi bị chiếu xạ quá liều và những nhân viên bức xạ làm cùng với nhân viên đó đến văn phòng để:
- Điều tra người nghi bị chiếu xạ quá liều có đem liều kế về nhà, có đặt liều kế vào trong khoang soi của thiết bị hay không? Nếu có thì chuyển đến Bước 4 và 5, cho thiết bị làm việc trở lại bình thường. Bỏ qua Bước 3.
- Nhân viên đó có để liều kế vào trong cùng các đồ vật đi qua máy soi an ninh hay không? (Nếu công ty có máy soi an ninh). Nếu có thì chuyển đến Bước 4 và 5, cho thiết bị làm việc trở lại bình thường. Bỏ qua Bước 3.
- Hỏi xem người đó có thấy bất thường về sức khỏe.
Bước 3: Gọi đơn vị dịch vụ kiểm xạ vào đánh giá an toàn lại cho thiết bị bức xạ:
- Nếu thiết bị vẫn đảm bảo an toàn thì đưa thiết bị trở lại làm việc bình thường.
- Nếu thiết bị gây mất an toàn thì phải thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng, sau đó kiểm xạ lại khi đạt an toàn thì mới cho làm việc trở lại.
Bước 4: Đưa người bị nghi chiếu xạ quá liều đi khám sức khỏe:
- Chỉ đến khám ở các bệnh viện lớn tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
- Đến khám nói rõ cho bác sỹ là nghi bị quá liều phóng xạ để bác sỹ có phương pháp khám phù hợp, trong đó có các xét nghiệm máu, xét nghiệm lượng hồng cầu, …
Bước 5: Làm báo cáo gửi cơ quan quản lý về an toàn bức xạ (không chậm hơn 7 ngày kể từ ngay có thông báo về bất thường hay sự cố này)
- Nếu là đơn vị sử dụng X-quang y tế thì báo cáo lên Sở KHCN;
- Nếu là đơn vị khác thì báo lên Cục an toàn bức xạ và hạt nhân;
- Chúng tôi khuyến khích cơ sở nên gửi báo cáo cho cả 2 cơ quan này.
Bước 6: Bố trí lại nhân sự nếu thực sự nhân viên đó đã bị chiếu xạ quá liều, hoặc cho làm việc trở lại nếu không bị chiếu xạ quá liều theo tư vấn của bác sỹ.
ĐỌC THÊM: Kiểm xạ, đánh giá an toàn bức xạ
Kính chúc các cơ sở sẽ không bao giờ gặp phải tình trạng này, nếu có khó khăn khi gặp phải tình huống này, hãy liên hệ với chúng tôi.
Chu Minh Dương (HP: 0983 374 983, duongcm@ae-rad.vn)
Trần Thanh Quyền (HP: 097 299 912, quyentt@ae-rad.vn)