Trang chủ » Kỹ thuật tiệt sinh côn trùng được sử dụng để ngăn chặn muỗi truyền bệnh ở Florida

Kỹ thuật tiệt sinh côn trùng được sử dụng để ngăn chặn muỗi truyền bệnh ở Florida

Muỗi bị tiệt sinh đang được sử dụng để ngăn chặn khả năng muội kháng thuốc diệt côn trùng ở Fort Myers, Florida, Hoa Kỳ. Dự án thí điểm này đang được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO),  nhằm mục đích ngăn chặn quần thể muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti phổ biến ở Florida.

Quần thể muỗi Aedes aegypti rất khó quản lý bằng các kỹ thuật kiểm soát truyền thống vì chúng là loài muỗi hoạt động ban ngày, sử dụng môi trường sinh sản phức tạp, ấu trùng của chúng khó tìm kiếm, phân loại và loại bỏ. Ngoài ra, những con muỗi này ngày càng có khả năng kháng thuốc diệt con trùng. Khu Kiểm soát Muỗi Hạt Lee (LCMCD), nằm ở phía tây nam Florida, Hoa Kỳ, đã sử dụng rất nhiều biện pháp để giảm thiểu mối đe dọa sức khỏe cộng đồng do những con muỗi này gây ra kể từ khi thành lập vào năm 1958. Đô thị hóa ngày càng gia tăng kết hợp với khả năng kháng thuốc diệt côn trùng đã dẫn đến tình trạng muỗi gần như phổ biến ở khắp mọi nơi. Sự lây lan của Ae. aegypti trên toàn Hạt trở thành yêu cầu để LCMD xác định các cách thay thế chống lại loài muỗi này.

Những con đực Aedes aegypti bị tiệt sinh bên trong hộp sẵn sàng được thả ra đảo Captiva ở hạt Lee, Florida. (Ảnh: LCMCD, Mỹ).

Dự án thí điểm mới liên quan đến Kỹ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT) hiện đang được sử dụng để ngăn chặn quần thể muỗi truyền bệnh ở Fort Myers, Florida. SIT là phương pháp kiểm soát sinh sản vật gây hại thân thiện với môi trường, bao gồm tiệt sinh côn trùng đực bằng bức xạ trước khi thả chúng giao phối với con cái ở môi trường tự nhiên, dẫn đến có ít hoặc không có thế hệ sau đó. Dự án thí điểm SIT đang được triển khai với sự 4 tài trợ 4 từ Dự án Sáng kiến ​​Sử dụng bức xạ vì Hòa bình (PUI) của IAEA. Rui Cardoso Pereira, Trưởng phòng Kiểm soát côn trùng gây hại tại Trung tâm Kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của FAO/IAEA, cho biết: Quỹ PUI ngoài ngân sách do Hoa Kỳ đóng góp là cơ sở giúp cải thiện SIT cho muỗi Aedes và các dự án R&D liên quan tới các dự án thí điểm ở các Quốc gia Thành viên của IAEA. Muỗi Aedes aegypti có thể lây lan các bệnh như chikungunya, sốt xuất huyết, sốt vàng da và sốt rét, khiến chúng trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng.

Dự án thí điểm SIT được khởi phát thực hiện ở thành phố ven biển Fort Myers, thử nghiệm trên đảo Captiva, ở Florida, cách đó khoảng 30 dặm, trong dự án thí điểm từ năm 2020 đến năm 2022. Muỗi đực được nuôi hàng loạt và triệt sản trước khi được thả ra để giao phối với những con cái trong tự nhiên. Vào thời điểm cao điểm, khoảng 400.000 con đực triệt sinh đã được thả mỗi tuần ở Đảo Captiva. Việc thả muỗi đã khiến quần thể muỗi giảm đáng kể trong năm đầu tiên 2020 và bị triệt tiêu hoàn toàn vào năm 2021 và 2022. Các nhà khoa học đã có thể so sánh các chỉ số sinh thái giữa Đảo Sanibel (khu vực kiểm soát) và Đảo Captiva. Rachel Morreale, Giám đốc Phòng Khoa học và Công nghệ Ứng dụng tại LCCMD, cho biết: Đáng chú ý khi thấy tác động của việc phóng thích con đực vô sản trong quần thể Ae. aegypti trên Captiva.

Tuy nhiên, năm 2022, cơn bão lớn đổ bộ vào Đảo Captiva đã khiến Dự án bị đình trệ. Thiệt hại gây ra nghiêm trọng đến mức LCCMD xác định rằng hành động tốt nhất là chuyển chương trình sang một khu vực mới trên đất liền. Sử dụng các bài học rút ra từ dự án thí điểm trên Đảo Captiva, LCMCD đã thu thập dữ liệu cơ bản để cung cấp thông tin tốt hơn về việc phóng thích muỗi đực vô sản Ae. Aegypti ở Fort Myers và bắt đầu tái triển khải vào tháng 2 năm 2024. Mặc dù việc chuyển đến khu vực mới này sớm hơn dự kiến ​​ban đầu nhưng dự án thí điểm trên Đảo Captiva đã cho phép LCMCD xác nhận SIT như một phần của hoạt động quản lý muỗi.

Kỹ thuật tiệt sinh côn trùng là phương pháp kiểm soát côn trùng sử dụng bức xạ ion hóa để tiệt sinh (bất dục) con đực, sau đó thả con đực bất dục vào các khu vực canh tác (trồng trọt cây ăn quả), tại đây, chúng giao phối với con cái trong tự nhiên nhưng không sinh ra con cái thế hệ tiếp theo. Kết quả là, ngăn chặn và trong một số trường hợp có thể tiêu diệt được các loài côn trùng gây hại. Kỹ thuật này đã được sử dụng thành công tại hơn 40 quốc gia đối với các loài sâu bọ gây hại nông nghiệp, như ruồi giấm, ruồi Glossina, ruồi Screwworm, ruồi đục quả, bướm đêm và được nghiên cứu ứng dụng đối với chủng muỗi Aedes trong bối cảnh dịch bệnh Zika. SIT là một trong những kỹ thuật thân thiện với môi trường nhất từng được phát triển để kiểm soát côn trùng.

Nguyên lý cơ bản của SIT là: Trứng được thu thập và đặt trên khay nơi trứng nở thành ấu trùng. Sau khi trưởng thành thành nhộng, nhộng được đánh dấu bằng thuốc màu đặc biệt và được chiếu xạ bằng tia X. Nhộng sau chiếu xạ bị vô sinh sẽ được vận chuyển đến các cơ sở ấp. Khi côn trùng chui ra khỏi vỏ nhộng đều là giống đực và được chứa trong các thùng chứa, vận chuyển đến khu vực cần tiêu diệt côn trùng dịch hại. Côn trùng đực đó được thả ra và để hoạt động tự nhiên, chúng sẽ giao phối bình thường với con cái nhưng trứng sẽ không nở thành ấu trùng mới. Phương pháp này được hình thành từ những năm 1930-1940 với mục đích kiểm soát dịch côn trùng hại cây nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 1950 khi các nhà khoa học khám phá ra phóng xạ có thể gây đột biến côn trùng thì kỹ thuật SIT mới được phát triển. Tính đến nay, SIT đã được ứng dụng để kiểm soát nhiều loài côn trùng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mexico, Braxin, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Tunisia, Thái lan, ….đặc biệt là mô hình triệt sản loài ruồi Địa trung hải Ceratitis capitata được triển khai trên phạm vi liên quốc gia, kéo dài từ Trung Mỹ đến Mexico.

Từ khóa: bức xạ; SIT; triệt sinh;

– CMD&DND –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 122709

    Today's Visitors:43

    0983 374 983