Trang chủ » Xạ trị proton an toàn hơn Xạ trị truyền thống ?

Xạ trị proton an toàn hơn Xạ trị truyền thống ?

Một loại phương pháp điều trị bằng bức xạ gọi là xạ trị bằng chùm tia proton có thể an toàn và hiệu quả hơn liệu pháp xạ trị truyền thống cho người trưởng thành mắc bệnh ung thư giai đoạn muộn. Phát hiện đó đến từ một nghiên cứu sử dụng dữ liệu bệnh nhân hiện có để so sánh hai loại X trị. X trị truyền thống chiếu tia X hoặc chùm photon đến khối u và có thể cả vùng xung quanh khối u. Điều này tác động tới các mô khỏe mạnh gần đó và có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể.

Liệu pháp xạ trị proton chiếu chùm hạt proton chỉ tới khối u, ít có khả năng gây tổn hại cho các mô khỏe mạnh xung quanh. Một số chuyên gia tin rằng liệu pháp proton an toàn hơn xạ trị truyền thống, dù có rất ít nghiên cứu so sánh hai phương pháp điều trị này. Liệu pháp proton đắt hơn so với xạ trị truyền thống và không phải tất cả các công ty bảo hiểm đều chi trả chi phí điều trị, nên bằng chứng xác minh tính an toàn và hiệu quả hơn mà xạ trị proton mang lại còn hạn chế. Hiện Mỹ có 31 bệnh viện xây dựng các trung tâm trị liệu bằng proton và nhiều bệnh viện đã khẳng định những lợi ích tiềm năng nhưng chưa được chứng minh của phương pháp điều trị này.

Liệu pháp xạ trị truyền thống (trên và dưới bên trái) chiếu bức xạ đến khối u và các mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Với liệu pháp proton (trên và dưới bên phải), phần lớn bức xạ được truyền tới khối u.

Trong nghiên cứu mới đây, kết quả đã xác định được bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp proton ít gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị truyền thống. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về thời gian có thể sống xót của bệnh nhân. Kết quả được công bố trên Tạp chí JAMA Oncology. Brian Baumann, thuộc Trường Y Đại học Washington ở St. Louis và Đại học Pennsylvania. Nghiên cứu cũng đã hỗ trợ toàn bộ cơ sở lý luận cho liệu pháp proton. Tuy nhiên, các khía cạnh chính của nghiên cứu vẫn còn hạn chế và vì những hạn chế đó, bằng chứng cần thiết để thực sự biện minh cho chi phí của liệu pháp proton…sẽ cần phải đến từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giai đoạn 3.

Nhiều người mắc bệnh ung thư tiến triển cục bộ được điều trị bằng sự kết hợp giữa hóa trị và xạ trị truyền thống hoặc xạ trị proton. Đối với những bệnh nhân được hóa trị và xạ trị cùng lúc, việc tìm cách hạn chế tác dụng phụ mà không làm cho việc điều trị kém hiệu quả là ưu tiên hàng đầu. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ gần 1.500 người trưởng thành mắc 11 loại ung thư khác nhau. Tất cả những người tham gia đã được hóa trị và xạ trị đồng thời tại Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania từ năm 2011 đến năm 2016 và đã được theo dõi các tác dụng phụ, bao gồm cả khả năng sống sót. Gần 400 người được điều trị bằng proton và số còn lại được điều trị bằng bức xạ truyền thống. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người được điều trị bằng proton gặp ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhiều so với những người được điều trị bằng bức xạ truyền thống. Trong vòng 90 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị, 45 bệnh nhân (12%) trong nhóm trị liệu bằng proton và 301 bệnh nhân (28%) trong nhóm xạ trị truyền thống đã gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng – nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.

Ngoài ra, liệu pháp proton không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày như làm việc nhà như bức xạ truyền thống. Trong quá trình điều trị, điểm số trạng thái hoạt động có khả năng giảm một nửa đối với những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp proton so với những người được điều trị bằng bức xạ truyền thống. Và liệu pháp proton dường như có tác dụng tương tự như liệu pháp xạ trị truyền thống để điều trị ung thư và bảo tồn sự sống. Sau 3 năm, 46% bệnh nhân ở nhóm trị liệu bằng proton và 49% bệnh nhân ở nhóm xạ trị truyền thống không bị tái phát. 56% những người được điều trị bằng proton và 58% những người được xạ trị truyền thống vẫn còn sống sau 3 năm.

Những người đứng đầu nghiên cứu và các chuyên gia khác lưu ý một số hạn chế trong nghiên cứu. Ví dụ, nghiên cứu này không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa liệu pháp proton và tác dụng phụ. Ngoài ra, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều được điều trị tại một cơ sở duy nhất, điều này có thể gây khó khăn cho việc khái quát hóa các phát hiện cho nhóm dân số lớn hơn. Mặc dù các nghiên cứu ở một tổ chức có những hạn chế cố hữu, nhưng tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đều được điều trị chất lượng cao tại một trung tâm y tế hàn lâm lớn, bất kể đó là liệu pháp proton hay xạ trị truyền thống, điều này cho thấy lợi ích của proton liệu pháp. Ngoài ra, do bệnh nhân không được phân ngẫu nhiên vào các nhóm điều trị nên có sự khác biệt giữa bệnh nhân nhận proton và bức xạ truyền thống, và điều đó có thể làm sai lệch kết quả. Ví dụ, những bệnh nhân được điều trị bằng proton trung bình lớn tuổi hơn và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. Nhóm trị liệu bằng proton cũng có thể bao gồm nhiều bệnh nhân hơn.

Bất chấp những hạn chế của nghiên cứu, những phát hiện này đặt ra câu hỏi cần cung cấp thông tin cho các thử nghiệm giai đoạn 3 trong tương lai, mặc dù có những rào cản đối với các nghiên cứu lớn về liệu pháp proton. Điều đặc biệt là liệu pháp proton dường như an toàn hơn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi và ốm yếu, những người thường gặp nhiều tác dụng phụ hơn. Và vì liệu pháp proton có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn nên các thử nghiệm trong tương lai cũng có thể khám phá xem liệu việc kết hợp liệu pháp proton với hóa trị có thể dung nạp hơn đối với bệnh nhân hay không. Ví dụ, cả hóa trị và xạ trị truyền thống đối với bệnh ung thư phổi đều có thể gây kích ứng thực quản, khiến bệnh nhân đau đớn và khó ăn uống. Nhưng liệu pháp proton có thể hạn chế tổn thương thực quản, giúp bệnh nhân dung nạp sự kết hợp dễ dàng hơn. Các nghiên cứu trong tương lai cũng có thể khám phá xem liệu việc kết hợp liệu pháp proton với hóa trị liệu liều cao hơn có thể làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh mà không gây ra nhiều tác dụng phụ hay không.Các phát hiện của nghiên cứu cũng nêu lên khả năng chi phí trả trước cao hơn của liệu pháp proton có thể được bù đắp bằng việc tiết kiệm chi phí từ giảm tỷ lệ nhập viện và nâng cao hiệu quả của bệnh nhân và người chăm sóc.

Từ khóa: bức xạ; xạ trị; proton; an toàn bức xạ;

– CMD&DND –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 108791

    Today's Visitors:6

    0983 374 983