Việc sử dụng MRI đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt để lập kế hoạch xạ trị cơ thể lập thể (SBRT) hiện là tiêu chuẩn và phương pháp được áp dụng ở nhiều nơi hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể được áp dụng MRI vì nhiều lý do lâm sàng. Do đó, việc đánh giá mức độ an toàn cho những bệnh nhân được lập kế hoạch SBRT dựa trên CT là vấn đề được nhiều nhà khoa học, bác sĩ quan tâm hiện này.
Liệu pháp xạ trị cơ thể lập thể (SBRT) là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt khu trú. Việc cung cấp liều lượng chính xác của SBRT giúp giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ liều cao đối với các mô lành trên cơ thể bênh nhân, do đó, cho phép điều trị siêu giảm phân đoạn. Những thay đổi nhỏ về thể tích mục tiêu có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong phân bố liều bức xạ so với phân bố liều thông thường có biên độ lớn hơn. Những bất lợi do khối u hoặc độc tính không mong muốn đối với các cơ quan lân cận như bàng quang và trực tràng về mặt lý thuyết là có thể xảy ra. Do đó, điều cần thiết phải xác định chính xác và tạo đường viền cho tuyến tiền liệt và giải phẫu xung quanh bằng hình ảnh chi tiết nhất hiện có. Từ cuối những năm 1990, những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh bằng MRI tuyến tiền liệt đã cho phép kết hợp với chụp CT để xây dựng kết hoạch điều trị bằng bức xạ nhằm xác định rõ hơn khu vực giải phẫu vùng chậu. Đây là sự thay đổi mô hình so với các kỹ thuật điều trị thông thường trước đây dựa trên hình ảnh hai chiều. Trong suốt những năm 2000, sự phát triển trong lập kế hoạch điều trị bức xạ hướng dẫn bằng hình ảnh cùng với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến này cuối cùng đã cho phép tăng liều SBRT tuyến tiền liệt và các cấu trúc xung quanh.
Máy MRI dùng lập kế hoạch Xạ trị
Hiện nay, việc sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để lập kế hoạch điều trị đã được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. MRI đã được chứng minh là có thể mô tả đặc điểm giải phẫu tuyến tiền liệt tốt hơn so với CT vùng chậu đơn thuần và cũng đã được chứng minh là có độ nhạy cao hơn để phát hiện ung thư ngoài bao. Trên thực tế, có ý kiến cho rằng việc sử dụng MRI có thể giúp cải thiện đường viền mục tiêu. Việc sử dụng CT đơn thuần so với kết hợp CT với MRI cho SBRT tuyến tiền liệt đã được nghiên cứu ở Anh vào năm 2018 và kết luận rằng cả hai nhóm đều có kích thước đường viền và phạm vi bao phủ khối lượng mục tiêu lập kế hoạch (PTV) tương tự nhau. Từ quan điểm thực tế, chụp MRI không phải lúc nào cũng khả thi vì nhiều lý do như các thiết bị cấy ghép không tương thích, chứng sợ bị giam cầm hoặc các vấn đề về bảo hiểm.
Mô phỏng, lập kế hoạch và phân phối điều trị
Tất cả các bệnh nhân đều được mô phỏng lập kế hoạch điều trị bức xạ dựa trên CT (GE Optima 580). Đối với những bệnh nhân đã trải qua chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt tại thời điểm mô phỏng, được kết hợp với chụp CT mô phỏng ban đầu ở cấp độ tuyến tiền liệt để hỗ trợ phân định thể tích mục tiêu. Đường viền mục tiêu được tạo bằng cách sử dụng các phương pháp thông thường đã xác định trước đó. Bức xạ được kết hợp cho những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao liên quan đến hạch tiềm ẩn. Các cơ quan có nguy cơ (OAR) được tạo đường viền bao gồm trực tràng sigma, bàng quang, bóng dương vật, ruột non và chỏm xương đùi. Khối lượng mục tiêu lâm sàng bao gồm toàn bộ tuyến tiền liệt và các túi tinh gần đến chỗ phân nhánh của chúng. Phần mở rộng đẳng cự 5 mm của CTV được tạo với lề sau 3 mm để tạo PTV. Tính toán liều lượng và tối ưu hóa kế hoạch được thực hiện bằng phần mềm Accuray MultiPlan. Tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng cách sử dụng SBRT trên 5 phần điều trị (tổng liều là 3500 hoặc 3625 cGy) hoặc bằng bức xạ hạch vùng chậu tới 4500 cGy trong các phần 180 cGy, sau đó là liều tăng 3 phần cho tuyến tiền liệt và các túi tinh gần (tổng liều tăng từ 1650 đến 2100 cGy). Các phương pháp điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng nền tảng phẫu thuật bằng tia phóng xạ rô-bốt với chuyển động của tuyến tiền liệt được thực hiện trong mặt phẳng x-, y- và z.
So sánh các đường viền của tuyến tiền liệt bằng CT (trên) so với MRI (dưới)
Các nhà khoa học đã xác định những điểm khác biệt quan trọng giữa nhóm thuần CT và MRI với những người trong nhóm thuần CT già hơn (69,9 so với 67,2 tuổi). Mặc dù không thể nói chắc chắn, nhưng nhiều bệnh đi kèm cản trở khả năng chụp MRI có thể tăng theo độ tuổi, điều này có thể giải thích sự khác biệt này. Cũng cần lưu ý rằng nhóm cấp độ và nhóm rủi ro hơn đáng kể trong CT (p < 0,05). Điều này dẫn đến sự gia tăng sử dụng chiếu xạ hạch vùng chậu trong nhóm này (22,50% so với 13,03%, p < 0,05). Thông thường, chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có thể giúp bác sĩ tin tưởng hơn rằng không có bệnh hạch vùng chậu tiềm ẩn và do đó cho phép hoãn chiếu xạ hạch vùng chậu đối với một số nhóm phụ. Trong nhóm bệnh nhân chỉ xạ trị tuyến tiền liệt và túi tinh, nhóm chụp cộng hưởng từ có tổng liều bức xạ cao hơn (3625 cGy trong 5 phần). Không có gì lạ khi liều bức xạ SBRT giảm nhẹ (tức là 3500 cGy trong 5 phần) khi không có MRI tuyến tiền liệt, đặc biệt là ở điểm giao tuyến tiền liệt-trực tràng.
Từ quan điểm lập kế hoạch điều trị, các nhà khoa học nhận thấy CTV tuyến tiền liệt ở nhóm MRI không có ý nghĩa thống kê so với nhóm CT (p = 0,055) với mức chênh lệch trung bình khoảng 5,6 cc. Mặc dù sự khác biệt trung bình này được cho là không đáng kể, nhưng khoảng tin cậy của nhóm CT tương đối rộng (± 5,67 cc) so với khoảng tin cậy của nhóm MRI (± 1,16 cc). Đường viền hình ảnh cộng hưởng từ cung cấp ưu thế rõ ràng trong việc phân định mô tuyến tiền liệt. Điều này đặc biệt đúng ở vùng mô đệm cơ xơ và ở đỉnh tuyến tiền liệt, vốn trước đây chưa được xác định rõ trên CT. Mặc dù MRI có khả năng xác định thông tin giải phẫu chi tiết và chuyển thông tin đó vào kế hoạch chụp CT, nhưng quá trình đó vẫn có những hạn chế nhất định. Khi kết hợp CT và MRI, có thể xảy ra sự không phù hợp về mặt hình học của tuyến tiền liệt, đặc biệt là khi các lần quét được thực hiện vào các ngày khác nhau. Dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu về điều trị SBRT đơn thuần trên CT đối với ung thư tuyến tiền liệt: (1) tỷ lệ nhiễm độc cấp độ cao rất thấp, (2) kết quả chất lượng sống ở bộ phận sinh dục và đường tiêu hóa tương tự như khi sử dụng MRI và (3) kiểm soát sinh hóa ban đầu tương tự như khi sử dụng MRI tổng hợp.
Từ khóa: xạ trị; CT; MRI; lập kế hoạch xạ trị;
– CMD&DND –