Trang chủ » Kỹ thuật hạt nhân hỗ trợ chống các dịch bệnh trên động vật “nhai lại”

Kỹ thuật hạt nhân hỗ trợ chống các dịch bệnh trên động vật “nhai lại”

Dịch bệnh luôn là nỗi ám ảnh và lo sợ đối với ngành chăn nuôi, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nền nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo. Năm 2019, một dịch bệnh do virus gây ra trên các gia súc thuộc nhóm động vật nhai lại đã xuất hiện và càn quét qua một số quốc gia Châu Phi như Cameroon. Dịch bệnh này có tên khoa học là peste de péts ở động vật nhai lại (PPR), đã khiến ngành chăn nuôi của Cameroon mất đi gần 1/3 số gia súc như cừu và dê. Trước tình trạng đó, IAEA, Tổ chức nông-lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y thế giới đã thực hiện chiến dịch tiêm phòng hàng loạt theo Chương trình Xóa sổ PPR Toàn cầu. Với Kỹ thuật hạt nhân, IAEA đã giúp chẩn đoán sớm dịch bệnh và hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng chống dịch.

PPR là một dạng bệnh đặc hữu, sự lây lan của bệnh hầu như do sự di chuyển của động vật hoang dã cũng như vận chuyển gia súc qua biên giới. Ở các khu vực có đường biên giới trải dài, khả năng kiểm soát hạn chế, sự xâm nhập bởi các loài động vật mang bệnh tương đối dễ dàng. Đặc biệt, các khu vực biên giới đó lại thường là nơi chăn nuôi động vật “nhai lại” như cừu và dê, đa phần là chăn thả tự do, không nuôi nhốt hoặc khoanh vùng như ở một số quốc gia phát triển hiện nay. Cụ thể ở Cameroon, khu vực biên giới phía bắc, được gọi là cực bắc, là nơi cư trú của 80% gia súc: trung bình 88% gia súc thuộc bộ “nhai lại” nhỏ đã được tiêm vắc-xin trong mỗi ba năm, sử dụng vắc-xin do Phòng thí nghiệm Thú y Quốc gia (LANAVET) sản xuất.

IAEA-FAO hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh động vật (Ảnh: M. Gaspar / IAEA).

LANAVET hiện sản xuất 25 triệu liều vắc-xin mỗi năm để phòng chống các loại bệnh thú y khác nhau lây nhiễm cho gia súc, bao gồm gia súc thuộc bộ nhai lại nhỏ và gia cầm. LANAVET thực hiện chẩn đoán và kiểm soát chất lượng thông qua kỹ thuật hạt nhân và các công nghệ liên quan. Tại nhà máy của LANAVET, có khoảng một nửa thiết bị là ứng dụng kỹ thuật hạt nhân được IAEA tài trợ thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật và VETLAB (mạng lưới toàn cầu gồm các phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y quốc gia được điều phối bởi Trung tâm Liên hợp FAO / IAEA về Kỹ thuật Hạt nhân trong Nông nghiệp và Thực phẩm). Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh và sản xuất vắc xin, LANAVET còn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chất lượng đối với các loại thuốc thú y do Cameroon nhập khẩu. Các xét nghiệm đó cũng sử dụng kỹ thuật hạt nhân.

Phòng thí nghiệm Thú y Quốc gia của Cameroon (LANAVET) đang chuẩn bị một mẫu để phân tích RT-PCR nhằm phát hiện sớm và kiểm soát bệnh dịch trên động vật nhai lại (PPR). (Ảnh: M. Gaspar / IAEA).

Kết quả chẩn đoán của LANAVET năm 2019 đã xác nhận dịch bệnh: 44% động vật được khảo sát đã bị nhiễm bệnh và tiêm phòng cho khoảng 5 triệu gia súc thuộc bộ “nhai lại” nhỏ của Cameroon, chưa đến 5% trong mẫu khảo sát bị ốm và tỷ lệ này tiếp tục giảm. Sự di cư của các loài nhai lại hoang dã và sự hòa trộn của các đàn gia súc do những người chăn nuôi chăn thả trên các vùng đất rộng lớn có thể làm bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Để giảm thiểu nguy cơ này, chính phủ Cameroon tiếp tục sử dụng chiến lược tiêm chủng và kiểm soát.

Kỹ thuật xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA) và phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là hai kỹ thuật có nguồn gốc từ hạt nhân được sử dụng để chẩn đoán bệnh. ELISA rất dễ thiết lập và sử dụng, phù hợp với mọi phòng thí nghiệm thú y. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách đặt một mẫu huyết thanh đã được pha loãng từ động vật lên một đĩa microtiter tráng sẵn và nếu mẫu có chứa kháng thể đối với căn bệnh đang xem xét, mẫu sẽ gây ra có thay đổi trong phản ứng enzym làm đổi màu sắc của chất lỏng và xác nhận sự hiện diện của bệnh. ELISA thường được sử dụng cho các xét nghiệm ban đầu và để sàng lọc các quần thể lớn, nhưng không thể được sử dụng để xác định chính xác các chủng vi rút. PCR là một phương pháp có nguồn gốc từ hạt nhân để phát hiện sự hiện diện của vật liệu di truyền cụ thể của bất kỳ mầm bệnh nào, bao gồm cả vi rút trong các mẫu. Ban đầu, phương pháp này sử dụng các chất đánh dấu đồng vị phóng xạ để hình dung các vật liệu di truyền nhắm mục tiêu, nhưng quá trình tinh chế sau đó đã dẫn đến việc thay thế việc gắn đồng vị bằng các chất đánh dấu cụ thể, thường là thuốc nhuộm huỳnh quang.

Từ khóa: PCR; đồng vật nhai lại; dịch bệnh; kỹ thuật hạt nhân;

– CMD&DND –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 106428

    Today's Visitors:180

    0983 374 983