Ung thư biểu mô đường tiết niệu trên (UTUC) là căn bệnh hiếm và việc điều trị UTUC tái phát hoặc di căn đến nay vẫn chưa hoàn toàn khẳng định được quy trình. UTUC chiếm 5–10% ung thư biểu mô tiết niệu. Bệnh nhân bị UTUC khu trú được điều trị thông qua phẫu thuật cắt bỏ niệu quản triệt để (RNU) – cắt bỏ bàng quang. Tuy nhiên, việc điều trị đó có tỷ lệ thành công rất thấp.
Dù mục đích của xạ trị (RT) là điều trị dứt điểm, giảm nhẹ hay bổ trợ, thì vai trò của RT trong UTUC đến nay vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Ngoài ra, dữ liệu hồi cứu về tác dụng của RT đối với các bệnh nhân cũng có nhiều mâu thuẫn. Các kỹ thuật phân phối bức xạ thông thường được sử dụng trước đây như RT hai chiều (2D) hoặc ba chiều (3D) không có khả năng chiếu xạ khối u với liều lượng đủ do nguy cơ tác dụng phụ cao đối với các mô bình thường xung quanh khối U và các cơ quan quan trọng trong cơ thể bệnh nhân. Những tiến bộ trong công nghệ điện quang và xạ trị cho phép nhắm chính xác mục tiêu khối u và RT điều biến liều (IMRT), giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng và chiếu xạ liều cao vào khối u, cung cấp liều lượng đủ để tiêu diệt khối u. Xạ trị được cho là lựa chọn tốt cho UTUC tái phát hoặc di căn, như là một phần của điều trị đa phương thức. Tuy nhiên, có tương đối ít tài liệu RT về việc điều trị hoặc giảm nhẹ ở bệnh nhân UTUC tái phát hoặc di căn.
Trong nghiên cứu mới đây về vai trò của IMRT đối với UTUC, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá trên tổng cộng 217 bệnh nhân UTUC, trong đó, loại trừ 43 bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị chu phẫu hay xạ trị dứt điểm. 174 bệnh nhân được điều trị bằng RT ở cả dạng hỗ trợ và trị liệu. U nguyên phát được phân thành u bể thận và u niệu quản. Khối u đa ổ được phân giai đoạn dựa trên cấp độ. Nếu phẫu thuật gặp khó khăn do khối u tiến triển, sinh thiết, cắt bỏ thận, cắt đoạn niệu quản hoặc bóc tách hạch bạch huyết sẽ được thực hiện. Hóa trị (CTx) và liệu pháp miễn dịch trong vòng 2 tuần trước khi xạ trị được đưa vào điều trị đồng thời. Phản ứng RT sau đó được đánh giá thông qua hình ảnh CT, MRI, PET hoặc xạ hình xương toàn thân. Bệnh nhân được điều trị bằng nhiều phương pháp RT khác nhau, chẳng hạn như 2D RT và IMRT. Trong 2D/3D RT, khối lượng mục tiêu lập kế hoạch (PTV) có biên độ 0,5–1 cm. Trong IMRT, khối lượng mục tiêu được áp dụng để quản lý chuyển động hô hấp của mục tiêu; PTV bao gồm CTV và biên độ 0,3–0,5 cm theo quyết định của bác sĩ.
Các biến phân loại được so sánh bằng phương pháp kiểm tra chi bình phương. Các đường cong sinh tồn được vẽ bằng phương pháp Kaplan–Meier. Các giá trị trung bình của các đồng biến ngoại trừ số lượng cơ quan di căn được sử dụng làm giá trị giới hạn trong phân tích các yếu tố tiên lượng. Giá trị phân vị thứ 75 của số cơ quan di căn được sử dụng làm giá trị giới hạn. Để xác định các yếu tố liên quan đến phản ứng RT, các nhà khoa học sử dụng phân tích hồi quy logistic. Để xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sống (OS) và tỷ lệ không tiến triển bệnh (PFS), kiểm tra thứ hạng log để phân tích đơn biến và mô hình hồi quy Cox với phương pháp chuyển tiếp: có điều kiện để phân tích đa biến. Các biến quan trọng trong phân tích đơn biến được đưa vào phân tích đa biến.
Hầu hết bệnh nhân có khối u lớn (82,8%) và bệnh ở giai đoạn IV (91,4%) khi được xạ trị. Tình trạng bệnh ở các bệnh nhân bao gồm khối u tiến triển được chẩn đoán ban đầu (4,6%), tái phát tại chỗ (32,2%), di căn xa (33,9%). 87 bệnh nhân (50%) có u nguyên phát bể thận, 77 (44,3%) bệnh nhân u nguyên phát niệu quản và 10 (5,7%) bệnh nhân u nguyên phát cả bể thận và niệu quản. Hai mươi ba (13,2%) bệnh nhân có khối u đa ổ. Kích thước khối u trung bình là 4,1 (0,3–18 cm). Xâm lấn mạch bạch huyết (LVI) và xâm lấn quanh dây thần kinh lần lượt được xác định ở 50 (28,7%) và 21 (12,1%) bệnh nhân. Khoảng thời gian trung bình giữa chẩn đoán và lần tái phát đầu tiên là 8 tháng.
Ban đầu RNU được thực hiện ở 135 (77,6%) bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ thận, cắt bỏ đoạn niệu quản, bóc tách hạch bạch huyết được thực hiện ở 9 (5,2%) bệnh nhân. Ngoài ra, 15 (8,6%) bệnh nhân chỉ trải qua sinh thiết. Trong số 139 bệnh nhân có giới hạn cắt bỏ khả dụng, 19 (13,7%) có giới hạn cắt bỏ dương tính. CTx được dùng cho 101 (58%) bệnh nhân. Phác đồ sử dụng gemcitabine/cisplatin (63,3%) là phác đồ phổ biến, tiếp theo là phác đồ methotrexate/vinblastine/doxorubicin/cisplatin (16,8%). Liệu pháp miễn dịch được sử dụng ở những bệnh nhân điều trị nặng. 19 (10,9%) bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Kháng thể đơn dòng death-1 (PD-1)/PD-L1 được sử dụng cho 18 bệnh nhân.
RT hỗ trợ và RT giảm nhẹ được thực hiện lần lượt ở 73 (42%) và 101 (58%) bệnh nhân. Liều bức xạ trung bình là 45 Gy với liều phân đoạn trung bình là 2,65 Gy. 2D hoặc 3D RT được sử dụng ở 61 (35,1%) bệnh nhân và IMRT ở 113 (64,9%) bệnh nhân. Các kỹ thuật RT khác nhau đã được sử dụng trong các giai đoạn điều trị khác nhau trong suốt thời gian nghiên cứu. Lĩnh vực điều trị bao gồm khối u nguyên phát hoặc tái phát. Vị trí di căn được điều trị thường xuyên nhất bao gồm các hạch bạch huyết, tiếp theo là xương, phổi, bàng quang, não và gan.
Xạ trị di căn hạch cạnh động mạch chủ-hạch chậu bên phải: a) Tủy sống, thận phải, một phần dạ dày, gan và ruột non được bao phủ trong đường 50% isodose; b) Xạ trị điều biến liều tủy sống, thận phải, dạ dày, gan và ruột non bị loại khỏi dòng 50% isodose.
Thời gian theo dõi trung bình là 7,8 tháng. Thời gian sống sót trung bình (OS) là 13,4 tháng. Thời gian không tiến triển bệnh trung bình (PFS) là 4,7 tháng. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng RT là hóa trị liệu đồng thời (p = 0,03) và liều bức xạ cao (p = 0,034). Trong số 145 bệnh nhân, 10 (6,9%) phát triển độc tính cấp tính hoặc muộn cấp độ 3. Như vậy, IMRT cho UTUC là khả thi và hiệu quả. Bệnh nhân có phản ứng RT khi sử dụng IMRT có thể sống sót từ RT hỗ trợ và giảm nhẹ. Bức xạ liều cao với hóa trị liệu đồng thời cải thiện phản ứng RT.
Từ khóa: IMRT; ung thư biểu mô đường tiết niệu; xạ hình; CT; MRI; PET
– CMD&DND –