Trang chủ » Xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài hay xạ trị chùm tia ngoài là liệu pháp xạ trị được thực hiện bằng thiết bị hướng chum tia bức xạ vào bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị cục bộ, điều trị một bộ phận cụ thể trên cơ thể bệnh nhân mà không phải toàn bộ cơ thể. Xạ trị chùm tia ngoài là phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh ung thư.

Xạ trị ngoài là phương pháp gần giống với chụp X-quang, khác là thời gian chiếu bức xạ lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được chiếu chum tia bức xạ từ bên ngoài vào cơ thể thông qua máy gia tốc tuyến tính. Phương pháp này tác dụng lên một vùng trên cơ thể và có thể điều trị cùng lúc nhiều vùng như các khối u và hạch bạch huyết. Bệnh nhân thường được xạ hàng ngày trong vòng vài tuần. Bệnh nhân nằm trên bàn xạ với các dụng cụ để cố định cơ thể khi phát tia xạ. Đầu phát tia xạ sẽ di chuyển xung quanh bệnh nhân và có thể cùng lúc phát tia trong lúc đang di chuyển để tối ưu hóa sự phân bố liều và tiết kiệm thời gian xạ trị.

Các loại chùm tia dùng trong xạ trị ngoài

Tia bức xạ được sử dụng trong xạ trị ngoài có nguồn gốc từ ba loại hạt: photon proton điện tử:

  • Photon: Hầu hết các thiết bị xạ trị đều sử dụng chùm photon. Photon cũng được sử dụng trong chụp ảnh bức xạ, nhưng sử dụng liều lượng thấp hơn. Chùm photon có thể chạm tới các khối u sâu trong cơ thể. Khi chúng di chuyển qua cơ thể, các chùm photon sẽ phân tán một lượng nhỏ bức xạ dọc theo đường đi của chúng. Những chùm tia này không dừng lại khi chúng đến được khối u mà đi vào mô bình thường qua khối u.
  • Proton: là hạt mang điện tích dương. Giống như chùm photon, chùm proton cũng có thể chạm tới các khối u nằm sâu trong cơ thể. Tuy nhiên, chùm proton không phân tán bức xạ trên đường đi xuyên qua cơ thể và chúng sẽ dừng lại khi đến được khối u. Các bác sĩ cho rằng proton có thể làm giảm lượng mô lành tiếp xúc với bức xạ. Rất nhiều thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để so sánh liệu pháp xạ trị sử dụng chùm tia proton với liệu pháp sử dụng chùm tia photon. Một số trung tâm ung thư đang sử dụng chùm proton trong xạ trị, nhưng chi phí cao và kích thước của máy làm hạn chế việc ứng dụng.
  • Điện tử: Electron là hạt mang điện tích âm. Chùm tia điện tử không thể truyền đi xa qua các mô cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng chúng chỉ giới hạn ở các khối u trên da hoặc gần bề mặt cơ thể.

Các loại xạ trị ngoài

Có nhiều loại xạ trị ngoài, tất cả đều có chung mục tiêu là cung cấp liều phóng xạ cao nhất theo quy định chiếu tới khối u trong khi không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Mỗi loại xạ trị dựa vào máy tính để phân tích hình ảnh của khối u nhằm tính toán liều lượng và lộ trình điều trị chính xác nhất có thể. Các loại xạ trị chùm tia bên ngoài bao gồm:

Liệu pháp xạ trị phù hợp 3-D: Xạ trị phù hợp 3-D là loại xạ trị chùm tia bên ngoài phổ biến. Phương pháp này sử dụng hình ảnh từ CT, MRI và PET để lập kế hoạch chính xác cho khu vực điều trị, được gọi là mô phỏng. Chương trình máy tính được sử dụng để phân tích hình ảnh và thiết kế các chùm bức xạ phù hợp với hình dạng của khối u. Xạ trị phù hợp 3-D phát ra các chùm tia từ nhiều hướng. Việc định hình chính xác giúp sử dụng liều lượng bức xạ cao hơn vào khối u trong khi vẫn giữ được mô lành. Hầu hết bệnh nhân được xạ trị một lần mỗi ngày. Số lượng ca xạ trị khác nhau tùy theo bệnh nhân, dựa trên thông tin chi tiết về bệnh ung thư, như loại và giai đoạn của bệnh cũng như kích thước và vị trí của khối u.

Xạ trị điều biến cường độ (IMRT): IMRT là một dạng xạ trị phù hợp 3-D. Các chùm tia bức xạ nhắm vào khối u từ nhiều hướng. IMRT sử dụng nhiều chùm tia nhỏ hơn so với kỹ thuật 3-D và cường độ của chùm tia ở một số khu vực có thể được thay đổi để cung cấp liều lượng cao hơn. Hầu hết bệnh nhân xạ trị một lần mỗi ngày. Số lượng ca xạ trị khác nhau tùy theo bệnh nhân, dựa trên thông tin chi tiết về bệnh ung thư, như loại và giai đoạn của bệnh cũng như kích thước và vị trí của khối u.

Kế hoạch điều trị IMRT (Nguồn: Trung tâm Ung thư Tiên tiến, Inc.)

Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT): IGRT là một loại IMRT. Tuy nhiên, IGRT sử dụng hình ảnh không chỉ để lập kế hoạch điều trị cả trước và trong các buổi xạ trị. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân được chụp ảnh bức xạ nhiều lần, như chụp CT, MRI hoặc PET. Những lần chụp ảnh này được máy tính xử lý để phát hiện những thay đổi về kích thước và vị trí của khối u. Hình ảnh lặp lại cho phép điều chỉnh vị trí của bệnh nhân hoặc liều bức xạ trong quá trình điều trị nếu cần. Những điều chỉnh này có thể cải thiện độ chính xác của việc xạ trị và giúp bảo tồn các mô lành. Hầu hết bệnh nhân xạ trị một lần mỗi ngày. Số lượng ca xạ trị khác nhau tùy theo bệnh nhân, dựa trên thông tin chi tiết về bệnh ung thư, như loại và giai đoạn của bệnh cũng như kích thước và vị trí của khối u.

Xạ trị cắt lớp Tomotherapy: là một loại IMRT sử dụng kết hợp giữa máy chụp CT và thiết bị chiếu xạ chùm tia ngoài. Máy Tomotherapy chụp ảnh khối u ngay trước các đợt xạ trị để cho phép nhắm mục tiêu khối u chính xác và giảm thiểu ảnh hưởng tới mô lành. Thiết bị này xoay quanh bệnh nhân trong quá trình xạ trị, cung cấp chum tia bức xạ theo hình xoắn ốc, từng lát một. Tomotherapy có thể tốt hơn trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tới mô lành so với liệu pháp xạ trị phù hợp 3-D, nhưng chưa được thử nghiệm trong lâm sàng để đảm bảo chắc chắn. Hầu hết bệnh nhân xạ trị một lần mỗi ngày. Số lượng ca xạ trị khác nhau tùy theo bệnh nhân, dựa trên thông tin chi tiết về bệnh ung thư, như loại và giai đoạn của bệnh cũng như kích thước và vị trí của khối u.

Xạ phẫu lập thể: là sử dụng các chùm tia năng lượng cao, tập trung để điều trị các khối u nhỏ, được xác định rõ trong não và hệ thần kinh trung ương. Xạ phẫu lập thể được lựa chọn nếu phẫu thuật có rủi ro lớn do tuổi tác hoặc các vấn đề sức khỏe khác hoặc nếu phẫu thuật không thể tiếp cận khối u một cách an toàn. GammaKnife là một loại phẫu thuật phóng xạ lập thể. Bệnh nhân sẽ được đặt trong khung đỡ đầu hoặc một số thiết bị khác để đảm bảo không cử động trong quá trình xạ trị. Nhiều chùm tia phóng xạ nhỏ nhắm vào khối u từ các hướng khác nhau. Mỗi chùm tia có rất ít tác dụng lên mô mà nó đi qua, nhưng một lượng bức xạ được nhắm mục tiêu chính xác sẽ được phân phối đến vị trí nơi tất cả các chùm tia gặp nhau. Lịch trình xạ trị có thể khác nhau, nhưng việc xạ trị thường được thực hiện với một liều chiếu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể nhận được tối đa năm liều, một lần mỗi ngày.

Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT): SBRT tương tự như xạ phẫu lập thể nhưng được sử dụng cho các khối u nhỏ, biệt lập bên ngoài não và tủy sống, thường ở gan hoặc phổi. SBRT có thể được lựa chọn khi không thể phẫu thuật do tuổi tác, vấn đề sức khỏe hoặc vị trí của khối u. Giống như trong xạ phẫu lập thể, SBRT sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ bệnh nhân cố định trong quá trình xạ trị. SBRT cung cấp chùm tia có độ chính xác cao đến một khu vực hạn chế. Các khối u bên ngoài não có nhiều khả năng di chuyển theo chuyển động bình thường của cơ thể, chẳng hạn như khi thở hoặc tiêu hóa. Do đó, các chùm tia bức xạ không thể được nhắm mục tiêu chính xác như trong SBRT. Vì lý do này, SBRT thường được sử dụng nhiều hơn một liều. Bệnh nhân có thể có tối đa năm liều, một lần mỗi ngày.

Hầu hết bệnh nhân đều được xạ trị bằng chùm tia bên ngoài mỗi ngày một lần, năm ngày một tuần. Bệnh nhân điều trị bao nhiêu tuần tùy thuộc vào loại ung thư mắc phải, mục tiêu điều trị, liều bức xạ và lịch trình xạ. Khoảng thời gian từ lần điều trị bức xạ đầu tiên đến lần điều trị cuối cùng được gọi là một quá trình điều trị. Các nhà nghiên cứu đang xem xét các cách khác nhau để điều chỉnh liều lượng hoặc lịch trình xạ nhằm đạt được tổng liều bức xạ nhanh hơn hoặc hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Các cách cung cấp tổng liều bức xạ bao gồm: Phân đoạn tăng tốc là phương pháp được thực hiện với liều lượng lớn hơn hàng ngày hoặc hàng tuần để giảm số tuần xạ trị; Tăng liều là liều lượng nhỏ hơn liều phóng xạ thông thường nhưng được xạ nhiều hơn một lần trong ngày; Giảm phân số là liều lượng lớn hơn được thực hiện một lần một ngày hoặc ít thường xuyên hơn để giảm số lần xạ trị. Các nhà nghiên cứu hy vọng những lịch trình cung cấp bức xạ khác nhau này có thể hiệu quả hơn và gây ra ít tác dụng phụ hơn so với cách thực hiện thông thường hoặc hiệu quả nhưng thuận tiện hơn.

Từ khóa: xạ trị; proton; Tomotherapy; SBRT; IGRT; IMRT;

– CMD&DND –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 125420

    Today's Visitors:88

    0983 374 983