Trang chủ » Hạt nhân phóng xạ trong cá ngừ đại dương

Hạt nhân phóng xạ trong cá ngừ đại dương

Tiếp xúc với các hạt nhân phóng xạ, đặc biệt là trong thực phẩm, có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Các cơ sở dữ liệu quốc tế như PubMed, Scopus và Embase đã thống kê thông tin về hạt nhân phóng xạ trong cá ngừ từ năm 2000 đến 2021 cho thấy nồng độ phóng xạ thấp nhất và cao nhất tương ứng là Cesium-137 (137Cs) và Kali-40 (40K). Thứ tự xếp hạng của các hạt nhân phóng xạ dựa trên nồng độ của chúng trong cá ngừ đại dương được xác định là 40K (370,157 Bq/kg), 210Po Poloni-210 (26,312 Bq/kg), 210Pb (5,339 Bq/kg), 226Ra (4,005 Bq/kg), 137Cs (0,415 Bq/kg).

Ô nhiễm phóng xạ môi trường biển đang là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới trước sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy điện hạt nhân và các vụ thử nghiệm hạt nhân từ những năm 1960 đến nay. Các nguyên tố phóng xạ trong môi trường biển thường được coi là chỉ số ảnh hưởng của con người. Các đồng vị thường xuất hiện là urani (238U), cesium (137Cs), stronti (90Sr), thori (234Th), triti (3H), Radi (226Ra), radon (222Rn và 220Rn), chì (210Pb), kali (40K), plutoni (238Pu) và poloni (210Po). Các hạt nhân phóng xạ này chịu trách nhiệm chính cho việc con người tiếp xúc với bức xạ do tiêu thụ các sinh vật biển.

Phơi nhiễm bức xạ là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe, gây ra đột biến gen, suy giảm chuyển hóa và các khối u ác tính. Các hạt nhân phóng xạ ăn vào được hấp thụ vào máu và tích tụ trong các mô và xương có thể gây tổn thương sâu. Ví dụ, xương là nơi tích tụ tự nhiên của Radi và khí radon khi đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiếp giáp khuếch tán vào thành dạ dày, khiến dạ dày trở thành cơ quan bị chiếu xạ nhiều nhất bởi radon. Urani tự nhiên gây ra độc tính hóa học, đặc biệt là độc tính trên thận, độc hơn cả độc tính phóng xạ, trong khi Radi và radon được cho là chỉ gây độc tính phóng xạ. Tác động bất lợi của phóng xạ đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào thời gian, liều lượng và tỷ lệ thuận với khả năng xuyên thấu của bức xạ. Các bộ phận khác nhau của cơ thể con người, như cơ, hệ tiêu hóa, hô hấp và xương hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi hạt nhân phóng xạ.

Cá ngừ vây xanh ở biển Thái Bình Dương

Sự hấp thụ từ nguồn thức ăn bị ô nhiễm, trầm tích và nước là nguồn hạt nhân phóng xạ chính cho quần xã sinh vật biển. Các hạt nhân phóng xạ nhân tạo trong môi trường biển là do các hoạt động của con người, bao gồm các hoạt động công nghiệp, đốt dầu và than, nông nghiệp, khai thác mỏ và các vụ tai nạn, thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển. Ví dụ như các hạt nhân phóng xạ có nguồn gốc từ vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi có thể được vận chuyển đến các vùng khác nhau trên trái đất bởi các động vật biển di cư như cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cá ngừ trong vai trò là vectơ vận chuyển vật liệu hạt nhân phóng xạ. Vật liệu hạt nhân phóng xạ trong nước biển có thể tích lũy sinh học trong các sinh vật biển tương tự như con đường của các chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại khác. Sự tích tụ và độ phóng xạ của 137Cs ở các loài cá săn mồi tầng nước mặt có liên quan đến mức dinh dưỡng của chúng.

Theo các nghiên cứu đã công bố, 210Po có nống độ ở mức cao nhất trong các quần thể sinh vật khác nhau đã được ghi nhận ở các loài cá săn mồi hàng đầu, bao gồm cả cá ngừ. Nồng độ của các nguyên tố phóng xạ trong mô cơ của cá ngừ khi bơi nhanh có thể cao hơn so với những loài bơi chậm khi hàm lượng phân tử tại các vị trí liên kết thấp hơn như myelin và huyết sắc tố. Các nguyên tố phóng xạ có thể gây ra rủi ro tích lũy đối với sức khỏe cộng đồng thông qua việc tiêu thụ cá ngừ vằn trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cá ngừ vây vàng không phải là mối đe dọa lớn, điều này có thể liên quan đến đặc tính ăn của cá và mức tiêu thụ cá ngừ vằn cao hơn so với cá ngừ vây vàng. Mặc dù nồng độ 226Ra trong cá ngừ cao gấp 5 lần so với cá mòi, nhưng nồng độ 228Ra và 40K trong cá ngừ ngang bằng với cá mòi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ 210Po trong cá ngừ là thấp nhất trong số tất cả các quần xã sinh vật phổ biến.

Loài cá ngừ thuộc giống Thunnus của họ Scombridae. Các loài cá ngừ có giá trị kinh tế cao nhất bao gồm Katsuwonus pelamis, Thunnus thynnus, T. alalunga, T. maccoyii, T. directionalis, T. obesus và T. albacares. T. albacares và Katsuwonus pelamis, được gọi là cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn, chiếm khoảng 58% tổng sản lượng khai thác cá ngừ (7,9 triệu tấn) trên toàn thế giới năm 2018. Đặc biệt, cá ngừ là loại cá được tiêu thụ nhiều nhất trong số các loài săn mồi hàng đầu ở biển. Cá và các sản phẩm từ cá là nguồn năng lượng quan trọng, protein có giá trị sinh học cao, axit béo không bão hòa đa chuỗi dài n-3 (n-3 LC PUFA), chủ yếu là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), cùng nhiều loại vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại khoáng chất và vitamin. Theo ước tính về tình trạng nghề cá và nuôi trồng thủy sản thế giới, mức tiêu thụ cá toàn cầu của là 88% (156 triệu tấn/năm) trong tổng sản lượng cá năm 2018.

Kết quả phân tích tổng hợp về nồng độ hạt nhân phóng xạ trong cá ngừ trong 21 bài báo (38 báo cáo dữ liệu) dựa trên các phân nhóm cho thấy thứ tự xếp hạng của các quốc gia theo nồng độ 40K ) là Malaysia (615.500 Bq/kg), Tây Ban Nha (149.000Bq/kg), Thổ Nhĩ Kỳ (101.100Bq/kg); Thứ tự xếp hạng của các quốc gia dựa trên nồng độ Poloni-210 là Kuwait (41,25 Bq/kg), Ấn Độ (36,269 Bq/kg), New Zealand (9,694 Bq/kg), Ả Rập Saudi (2.300 Bq/kg). Năm 2012, các nghiên cứu tiến hành trên cá ngừ đã cho được kết quả bất ngờ khi các nhà khoa học xác nhận việc cá ngừ vây xanh mang hạt nhân phóng xạ từ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Daiichi đến tận vùng biển Hoa Kỳ. Mức độ nhiễm xạ cao hơn 10 lần so với mức đo được ở cá ngừ ngoài khơi California năm ngoái. Nhưng ở mức độ đó, nó vẫn thấp hơn rất nhiều so với giới hạn an toàn tiêu thụ mà Chính phủ Nhật và Hoa Kỳ cho phép, vì thế, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. các mẫu cơ thịt từ tất cả 15 con cá ngừ đanh bắt được ngoài khơi San Diego có chứa mức độ cao của hai chất phóng xạ Cs-134 và Cs-137. Các nhà khoa học cũng phân tích cá ngừ vây vàng, được đánh bắt ở phía đông Thái Bình dương và cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, vốn di cư đến Nam California trước khi thảm họa xảy ra, để loại bỏ tất cả các nguyên nhân có thể gây ra nhiễm xạ khác. Họ không thấy có chất Cs-134 và chỉ mức độ của chất Cs-137 chỉ ở mức phông nền.

Cá ngừ vây xanh hấp thụ chất caesium phóng xạ từ việc bơi trong các vùng nước ô nhiễm và ăn các con mồi nhiễm xạ như tôm và mực. Khi loài cá này di cư về phía đông, chúng thải một số chất phóng xạ thông qua quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên chúng không thể loại bỏ được hết tất cả chất phóng xạ trong các cơ quan của chúng. Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương được đánh giá cao ở Nhật Bản, một lát mỏng thịt của nó dùng chế biến món sushi có giá 24 USD. Nhật Bản tiêu thụ 80% sản lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của thế giới.

Xác định sự di cư và cư trú của cá ngừ vây xanh (PBFT)

Ngoài việc đánh giá mức độ tác động đến con người từ cá đại dương, việc nghiên cứu hạt nhân phóng xạ trong cá còn để hiểu được sự di cư trong khu vực, động lực cư trú và hệ sinh thái dinh dưỡng liên quan. Điều này cung cấp các chiến lược phục hồi cho các loài cá nổi như cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Các nhà khoa học cũng đã áp dụng kỹ thuật dánh dấu đồng vị (đồng vị 13C và 15N) để kiểm tra các mô hình di cư và cư trú cũng như chế độ ăn uống của cá ngừ ở phía đông Thái Bình Dương. Kết quả đánh giá được các cá thể tuổi 1-3 vừa cư trú vừa di cư (≤500 ngày), trong khi 98% từ 3-4 tuổi và 100% từ 4-6,3 tuổi đã cư trú trong hơn 500 ngày ở phía đông Thái Bình Dương. Các ước tính về thời gian di cư cho thấy cá ngừ có thể dành 2-5 năm ở phía đông Thái Bình Dương trước khi quay trở lại phía tây Thái Bình Dương.

Từ khóa: Cá ngừ; hạt nhân phóng xạ; bức xạ;

– CMD&DND –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 122688

    Today's Visitors:22

    0983 374 983