Trang chủ » Phóng xạ tại các địa điểm tổ chức Olympic và Paralympic ở Nhật Bản

Phóng xạ tại các địa điểm tổ chức Olympic và Paralympic ở Nhật Bản

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về ô nhiễm phóng xạ tại các địa điểm tổ chức Olympic ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy có mức độ ô nhiễm đáng kể các chất phóng xạ phát alpha, beta và gamma tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Nhật Bản. Từ 146 mẫu đất và bụi được thu thập ở các địa điểm Tỉnh Fukushima, Tokyo và các địa điểm phía bắc Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ô nhiễm phóng xạ liên quan đến sự cố lò phản ứng Fukushima năm 2011. Toàn bộ bộ mẫu ở miền Bắc Nhật Bản cho thấy hoạt động beta trung bình lớn hơn 7,0 lần so với các địa điểm tổ chức Thế vận hội tại Tokyo.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi là nơi có 06 lò phản ứng điện hạt nhân được xây dựng tại Tỉnh Fukushima của Nhật Bản. Ngày 11/3/2011, 04 trong số các lò phản ứng đã bị hư hại nặng do Trận động đất và sóng thần ở Đông Nhật Bản. Trận động đất và sóng thần đã gây ra tình trạng mất điện tại nhà máy, phá hủy các máy bơm làm mát nằm ở khu vực bờ biển của nhà máy và dẫn đến một loạt các sự cố mất chất tải nhiệt khiến cả ba lò phản ứng đang hoạt động đều không thể được làm nguội. Không có biện pháp nào để giảm nhiệt độ lò phản ứng, các lò phản ứng Fukushima Dai-ichi đã tan chảy và dẫn tới các vụ nổ hydro. Sự kiện thảm khốc này đã giải phóng một lượng lớn khí, bụi và mảnh vỡ phóng xạ vào khí quyển. Các đồng vị phóng xạ chính được giải phóng là urani và plutoni trong nhiên liệu hạt nhân và các sản phẩm phân hạch hạt nhân, như Cs-134, Cs-137 và iốt-131. Việc giải phóng các chất gây ô nhiễm phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi đã dẫn đến sự phát tán rộng rãi của Cs-134 và Cs-137 ở các tỉnh phía bắc Nhật Bản. Mặc dù tổng lượng xesi phóng xạ trong vật liệu dạng hạt được giải phóng ít hơn so với lượng giải phóng trong vụ nổ Chernobyl 1986, nhưng khu vực bị ảnh hưởng xung quanh nhà máy lại có mật độ dân cư đông đúc, bao gồm hai địa điểm tổ chức Olympic/Paralympic.

Cs-134 có chu kỳ bán rã khoảng 2 năm, trong khi Cs-137 là khoảng 30 năm. Trong hơn thập kỷ kể từ trận động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Cs-134 đã phân rã còn khoảng 5% hoạt độ ban đầu, trong khi Cs-137 vẫn chưa phân rã được một nửa. Iốt-131, với chu kỳ bán rã chỉ 8 ngày, không còn được phát hiện nữa. Do tốc độ phân rã khác nhau này, Cs-137 hiện là đồng vị phổ biến nhất chỉ ra ô nhiễm bề mặt liên quan đến Fukushima ở miền Bắc Nhật Bản. Cs-137 và Cs-134 còn lại phổ biến trong đất bề mặt bị ô nhiễm cũng như trong bụi ở miền Bắc Nhật Bản. Khoảng 80% xesi phóng xạ lắng đọng được hấp thụ trong 2 cm đất mặt. Theo thời gian, các hạt vi mô bị ô nhiễm phóng xạ của đất mặt và các hạt bụi này chịu các quá trình môi trường điển hình như vận chuyển dòng chảy nước mặt, lắng đọng trong các tuyến đường nước và bụi khô, đất mặt và trầm tích lộ thiên, bao gồm cả quá trình vận chuyển bởi các hiện tượng thời tiết thông thường như gió, mưa và tuyết tan. Do đó, xét đến việc các chất gây ô nhiễm phóng xạ này được biết là nguồn tiềm ẩn gây phơi nhiễm bức xạ cho con người với tác động tiêu cực đến sức khỏe, chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện các hoạt động để bảo vệ các địa điểm tổ chức thể thao Olympic khỏi các vật liệu hạt nhân và phóng xạ.

Các đồng vị phóng xạ phát ra alpha khó bị cháy như đồng vị của urani và plutoni, mặc dù có trong các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, nhưng khó theo dõi và kết luận ô nhiễm phóng xạ liên quan đến Fukushima. Việc đánh giá gặp trở ngại chủ yếu là do khối lượng thấp các đồng vị con của urani so với các đồng vị phóng xạ xesi và iốt phóng xạ. Bản chất biệt lập của việc phát hiện các nuclit phát ra alpha là bằng chứng cho sự khác biệt này. Các đồng vị con của urani như plutoni và americi được xác định ở mức hoạt động thấp hơn tại một số địa điểm ở miền bắc Nhật Bản, so với việc phát hiện ra đồng vị phóng xạ xesi ở khắp mọi nơi. Không giống như đồng vị phóng xạ xesi, urani và các đồng vị con của nó (radium, thorium và polonium) là các đồng vị phóng xạ có trong tự nhiên, nghĩa là việc phát hiện urani và các đồng vị con có thể không liên quan đến Fukushima. Urani phát xạ alpha và các đồng vị con của nó chỉ được phát hiện rải rác trên các hoạt động nền liên quan đến tự nhiên ở miền bắc Nhật Bản. Nhìn chung, các đồng vị phát xạ alpha liên quan đến Fukushima, mặc dù được tìm thấy ở các khu vực bị ô nhiễm gần Nhà máy điện Fukushima Dai-ichi, nhưng hiếm khi được phát hiện ở những nơi khác trong Tỉnh Fukushima.

Hầu hết các địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè 2020 đều nằm ở khu vực Đại Tokyo. Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè 2020 được lên lịch lại vào năm 2021 sau 1 năm trì hoãn do đại dịch SARS-CoV-2. Các sự kiện diễn ra tại Sân vận động bóng chày Fukushima Azuma, cũng như các sự kiện tại Trung tâm huấn luyện quốc gia Japan J-Village và một phần của Tuyến đường rước đuốc Olympic. Những địa điểm này nằm ở Tỉnh Fukushima gần với các khu vực có mức đồng vị phóng xạ môi trường cao nhất. Do khả năng du khách và vận động viên tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường phóng xạ phát ra từ Fukushima Dai-ichi, mục tiêu của khảo sát là đo riêng các chất phát alpha và beta trong đất và bụi tại các địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Nhật Bản. Đất và bụi được thu thập đại diện cho sự phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm phóng xạ môi trường. Những kết quả này được so sánh với một bộ mẫu kiểm soát tương tự được thu thập tại Hoa Kỳ. Phổ alpha, beta và gamma đã xác định các đồng vị phóng xạ cụ thể góp phần gây ô nhiễm và phơi nhiễm môi trường. Phân tích kính hiển vi điện tử quét/tia X phân tán năng lượng (SEM/EDS) được thực hiện để xác định xem nguồn ô nhiễm alpha có khả năng là vật liệu tự nhiên hay vật liệu phát ra từ thảm họa nguyên tử tại địa điểm Fukushima Dai-ichi.

Bản đồ vị trí lấy mẫu.

Trong số 146 mẫu được thu thập, 110 mẫu lấy từ các địa điểm không tổ chức Olympic. Xem xét rằng các địa điểm Olympic và Paralympic trải qua quá trình khắc phục đáng kể đối với ô nhiễm phóng xạ, một trong những giả thuyết là các mẫu từ các địa điểm không phải Olympic có thể chứa nhiều hoạt động beta hơn so với bộ mẫu địa điểm Olympic. Do đó, một bộ mẫu lớn hơn đã được thu thập để tính đến sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động bên ngoài các địa điểm Olympic đã được khắc phục. Các địa điểm Olympic có nhiều khả năng đã trải qua một số hình thức khắc phục để giảm chất gây ô nhiễm phóng xạ trước khi lấy mẫu, trong khi nhiều địa điểm không phải Olympic, như khu nông nghiệp hoặc sườn đồi có rừng được khắc phục không thường xuyên. Nhiều phương pháp khử nhiễm và phục hồi, bao gồm loại bỏ đất bề mặt, phá hủy và đổ bê tông, kiểm soát bụi đã được thực hiện tại các địa điểm Olympic. Tất cả các mẫu đều được phân tích bằng cùng một cách chuẩn bị mẫu băng nâng (Bio-Tape). Tất cả 146 mẫu thực địa và 64 mẫu đối chứng của Hoa Kỳ (đất và bụi thu thập từ các địa điểm thành thị, nông thôn và ngoại ô ở California) đều được thu thập trong cùng một khung thời gian 18 tháng, được chuẩn bị giống hệt nhau và sau đó được đo đồng thời trên cùng một thiết bị. Không có hiệu chỉnh phân rã nào được thực hiện trước khi so sánh hai tập dữ liệu với khung thời gian phân tích tương tự. Không có hiệu chỉnh hình học hoặc hiệu quả phát hiện nào được thực hiện để kết quả phản ánh sự so sánh phơi nhiễm thực tế được đo giữa các địa điểm Olympic/Paralympic và đối chứng.

Bằng chứng cho thấy rằng các khu vực đã được khử nhiễm ở Minamisoma bị tái nhiễm bụi khí quyển có chứa các chất phóng xạ có khả năng phát ra từ sự cố tan chảy hạt nhân Fukushima. Dữ liệu cho thấy cần phải tiếp tục đánh giá lại và có khả năng là cần thêm công tác khắc phục tại nhiều địa điểm ở Tỉnh Fukushima. Các địa điểm tổ chức Olympic Tokyo có các hoạt động tương tự như các địa điểm trong bộ kiểm soát của Hoa Kỳ, có ít hoặc không có rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng nếu so sánh các địa điểm tổ chức Olympic Tokyo với các địa điểm kiểm soát của Hoa Kỳ. Azuma Park, địa điểm tổ chức Bóng chày Fukushima, có hoạt động beta cao hơn (trung bình) 1,6 lần so với các địa điểm tổ chức Tokyo. Trung tâm Huấn luyện Quốc gia J-Village có giá trị hoạt động beta ròng cao nhất trong bộ Olympic. J-Village thể hiện hoạt động beta trung bình cao hơn 2,4 lần so với các địa điểm tổ chức Tokyo. Bộ mẫu tổng thể hiển thị hoạt động beta trung bình lớn hơn 7,0 lần so với các địa điểm tổ chức Thế vận hội Tokyo, nghĩa là bộ mẫu Thế vận hội/Paralympic tạo ra hoạt động beta thấp hơn đáng kể so với bộ mẫu không phải Thế vận hội. Dữ liệu này cho thấy mức độ thành công tương đối của việc khắc phục tại các địa điểm tổ chức Thế vận hội/Paralympic so với các khu vực khác của Nhật Bản.

Từ khóa: bức xạ; Cs-137;

– CMD –

Cùng chủ đề

Viết một bình luận

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE

Trụ sở chính tại Hà Nội: Phòng 1411 tòa nhà OCT2, KĐT Xuân Phương Viglacera, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh miền Nam: 154/174C Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Xã Lộc Ninh, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh Bắc Giang: Số 18, Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0983374983, Fax: 024366667461

Email: duongcm@ae-rad.vn

Di động: 0983 374 983 (Chu Minh Dương)

LIÊN HỆ TƯ VẤN





    Total Visitors: 125428

    Today's Visitors:96

    0983 374 983